Khoa cơ điện tử

GIỚI THIỆUChức năng
 

TRƯỞNG KHOA

  • ThS. Nguyễn Thị Duyên
  • Điện thoại: 0938.809.617
  • Email: nguyenthiduyen1@thaco.com.vn

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

CHỈ TIÊU TUYỂN SINH ĐƯỢC TỔNG CỤC GDNN CHO PHÉP

– Cao đẳng:

STT Tên nghề đào tạo Quy mô đào tạo Ghi chú
1 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 30
2 Hàn 60
3 Điện công nghiệp 40
4 Bảo trì thiết bị cơ điện 30

– Trung cấp:

STT Tên nghề đào tạo Quy mô đào tạo Ghi chú
1 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 30
2 Hàn 35
3 Điện công nghiệp 35
4 Bảo trì thiết bị cơ điện 30

– Sơ cấp:

STT Tên nghề đào tạo Quy mô đào tạo Ghi chú
1 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 60
2 Hàn 60
3 40
4 Polimer composite 20
5 Vận hành cầu trục 60

ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHOA CƠ ĐIỆN TỬ

CHUẨN ĐẦU RA VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM

  1. Công nghệ kỹ thuật cơ khí
CHUẨN ĐẦU RA CƠ HỘI VIỆC LÀM
  • Gia công được các chi tiết trên máy tiện Cơ, phay Cơ tương đương bậc thợ 3/5.
  • Phát hiện và sửa chữa đ­ược các sai hỏng thông th­ường của máy tiện Cơ, phay Cơ, đồ gá và chi tiết gia công.
  • Lập trình được chương trình gia công cơ bản trên máy tiện CNC, phay CNC.
  • Kết nối được dữ liệu chương trình từ máy tính sang máy CNC, mô phỏng được chương trình và vận hành được máy CNC để gia công.
  • Tổ chức và quản lý được công việc của một tổ sản xuất.
  • Chuyên viên Kỹ thuật tại các nhà máy Cơ khí.
  • Gia công sản phẩm trên máy tiện Cơ, phay Cơ.
  • Gia công nguội tại các nhà máy Cơ khí.
  • Gia công sản phẩm trên máy tiện CNC, máy phay CNC.
  • Chuyên viên kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các nhà máy Cơ khí.
  • Tổ trưởng tại các nhà máy Cơ khí.
  1. Bảo trì thiết bị cơ điện
CHUẨN ĐẦU RA CƠ HỘI VIỆC LÀM
  • Lắp đặt, vận hành thử và bàn giao được hệ thống thiết bị Cơ điện.
  • Tổ chức và giám sát được Công tác bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ các thiết bị Cơ điện.
  • Đánh giá được tình trạng kỹ thuật của hệ thống thiết bị Cơ điện độc lập.
  • Giám sát được tình trạng kỹ thuật của các chi tiết và cụm chi tiết trong dây chuyền sản xuất.
  • Lập trình và thiết lập được thông số trên các thiết bị điều khiển PLC.
  • Xử lý được các sự cố kỹ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất.
  • Nhân viên bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị công nghiệp tại các phân xưởng trong các cơ sở sản xuất.
  • Làm việc tại doanh nghiệp chuyên bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện.
  • Làm việc tại các Công ty chuyên cung cấp thiết bị Cơ điện.
  • Thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiết bị Cơ điện.
  1. Điện công nghiệp
CHUẨN ĐẦU RA CƠ HỘI VIỆC LÀM
  • Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng.
  • Sửa chữa, bảo trì được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất.
  • Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ
    thống điều khiển tự động thông thường.
  • Lập trình và thiết lập được thông số trên các thiết bị điều khiển.
  • Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động.
  • Làm việc tại doanh nghiệp chuyên bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị Điện công nghiệp,…
  • Làm việc tại các công ty chuyên cung cấp thiết bị Điện công nghiệp,…
  • Làm việc cơ sở cung cấp dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiệt bị Điện công nghiệp,…
  • Làm việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, khu Công nghiệp.
  • Làm việc tại công ty điện lực.

Trưởng khoa Cơ điện tử

CHỨC NĂNG

– Đào tạo:

  • Đào tạo kiến thức, kỹ năng và thái độ thông qua các môn học, mô đun nghề hàn; nghề cắt gọt kim loại; nghề bảo trì thiết bị cơ điện; điện công nghiệp; nghề bảo trì & sửa chữa khung vỏ ô tô; công nghệ sơn ô tô; polymer composite và các môn học cơ sở cho các lớp thuộc Trường.
  • Đào tạo các kỹ năng để HS-SV tốt nghiệp ra trường đạt KNN bậc 2 (đối với hệ Trung cấp), bậc 3 (đối với hệ Cao đẳng).
  • Phát triển phương tiện dạy học và nghiên cứu khoa học.
  • Đào tạo các kỹ năng cho người lao động mới tuyển dụng.

– Tham mưu:

  • Tham mưu cho BGH về lập kế hoạch đào tạo, kế hoạch giáo viên và xây dựng tiến độ đào tạo nghề hàn; nghề cắt gọt kim loại; nghề bảo trì thiết bị cơ điện; điện công nghiệp; nghề bảo trì & sửa chữa khung vỏ ô tô; công nghệ sơn ô tô; polymer composite.
  • Tham mưu cho BGH về tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học, đề thi tốt nghiệp, sáng kiến cải tiến, kế hoạch giáo viên đi thực tế tại các Nhà máy.
  • Tham mưu những hạn chế, phát sinh của trường để BGH sớm khắc phục.

– Quản lý:

  • Quản lý các nề nếp chuyên môn của GV: ra vào lớp, soạn giáo án, chuẩn bị thiết bị, hội họp, hồ sơ sổ sách, chất lượng dạy học, kiểm tra – đánh giá hết môn học/ mô đun.
  • Quản lý việc thực hiện SKCT, NCKH, làm thiết bị, viết giáo trình … ở CB-GV khoa.
  • Quản lý nề nếp học tập, đi nhà máy của HS-SV: Chất lượng học tập, chuyên cần, tác phong, thái độ.
  • Quản lý hồ sơ lưu trữ của khoa: các văn bản chỉ đạo, biên bản, kế hoạch, các tài liệu dùng chung, các bài kiểm tra định kỳ, sổ tay giáo viên.
  • Quản lý tài sản của khoa, vệ sinh 5S.
  • Quản lý về thực hiện kế hoạch công việc ở sổ mô tả.
  • Quản lý tiến độ thực hiện công việc theo KPI.
  • Đánh giá giáo viên, nhân viên cuối kỳ, cuối năm.
  • Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm.

– Phối hợp:

  • Phối hợp với các phòng chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ, xây dựng tiến độ và KH đào tạo.
  • Phối hợp với Phòng Đào tạo & CT HS-SV về quản lý nề nếp dạy và học, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp, công tác chủ nhiệm lớp, các hoạt động ngoại khóa chuyên môn.
  • Phối hợp với các khoa để xây dựng kế hoạch đào tạo.
  • Báo cáo các kết quả, kế hoạch tuần, tháng cho phòng ĐT.
  • Tham gia các phong trào, hoạt động tại KPH và Nhà trường: Văn nghệ, thể thao, phòng chống lụt bão, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, hiến máu nhân đạo và các hoạt động từ thiện, cứu trợ nhân đạo khác…
  • Phối hợp với các đơn vị, nhà máy thuộc KPH để mời giáo viên thỉnh giảng; để nhận được sự hỗ trợ về trang thiết bị đào tạo.