CÁC NGHỀ ĐÀO TẠO
TT |
Nghề |
Trình độ |
Thời gian đào tạo |
Cao đẳng |
Trung cấp |
Sơ cấp |
1 |
Công nghệ kỹ thuật cơ khí |
● |
● |
● |
Cao đẳng 24 tháng; Trung cấp 15 tháng (học sinh không học văn hóa THPT); 36 tháng (học sinh học văn hóa chương trình GDTX kết hợp với Trung cấp); Sơ cấp học từ 3- 4 tháng. |
2 |
Bảo trì thiết bị cơ điện |
● |
● |
|
3 |
Điện công nghiệp |
● |
● |
● |
4 |
Hàn |
|
● |
● |
5 |
Kỹ thuật lập trình và gia công trên máy CNC |
|
|
● |
6 |
Polymer composite |
|
|
● |
7 |
Dịch vụ vệ sinh |
|
|
● |
8 |
Bảo vệ |
|
|
● |
9 |
Gò |
|
|
● |
MÔN HỌC/MÔ ĐUN ĐÀO TẠO Ở CÁC NGHỀ – CÁC TRÌNH ĐỘ
Trình độ |
Nghề |
Số môn học/mô đun |
Số giờ đào tạo |
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành |
Cao đẳng |
Công nghệ kỹ thuật cơ khí |
26 |
2290 |
685 |
1605 |
Bảo trì thiết bị cơ điện |
25 |
2200 |
660 |
1540 |
Điện công nghiệp |
23 |
2005 |
601 |
1404 |
Trung cấp |
Công nghệ kỹ thuật cơ khí |
20 |
1500 |
412 |
1088 |
Bảo trì thiết bị cơ điện |
20 |
1470 |
370 |
1100 |
Điện công nghiệp |
18 |
1425 |
356 |
1069 |
Sơ cấp |
Công nghệ kỹ thuật cơ khí |
4 |
330 |
56 |
274 |
Hàn |
4 |
300 |
50 |
250 |
Điện công nghiệp |
3 |
300 |
56 |
244 |
CHUẨN ĐẦU RA
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
1.1. Chuẩn đầu ra:
- Gia công được các chi tiết trên máy tiện Cơ, phay Cơ tương đương bậc thợ 3/5.
- Phát hiện và sửa chữa được các sai hỏng thông thường của máy tiện Cơ, phay Cơ, đồ gá và chi tiết gia công.
- Lập trình được chương trình gia công cơ bản trên máy tiện CNC, phay CNC.
- Kết nối được dữ liệu chương trình từ máy tính sang máy CNC, mô phỏng được chương trình và vận hành được máy CNC để gia công.
- Tổ chức và quản lý được công việc của một tổ sản xuất.
1.2. Cơ hội việc làm
- Chuyên viên Kỹ thuật tại các nhà máy Cơ khí.
- Gia công sản phẩm trên máy tiện Cơ, phay Cơ.
- Gia công nguội tại các nhà máy Cơ khí.
- Gia công sản phẩm trên máy tiện CNC, máy phay CNC.
- Chuyên viên kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các nhà máy Cơ khí.
- Tổ trưởng tại các nhà máy Cơ khí.
- Bảo trì thiết bị cơ điện
2.1. Chuẩn đầu ra:
- Lắp đặt, vận hành thử và bàn giao được hệ thống thiết bị Cơ điện.
- Tổ chức và giám sát được Công tác bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ các thiết bị Cơ điện
- Đánh giá được tình trạng kỹ thuật của hệ thống thiết bị Cơ điện độc lập.
- Giám sát được tình trạng kỹ thuật của các chi tiết và cụm chi tiết trong dây chuyền sản xuất.
- Lập trình và thiết lập được thông số trên các thiết bị điều khiển PLC.
- Xử lý được các sự cố kỹ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất.
2.2. Cơ hội việc làm:
- Nhân viên bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị công nghiệp tại các phân xưởng trong các cơ sở sản xuất.
- Làm việc tại doanh nghiệp chuyên bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện.
- Làm việc tại các Công ty chuyên cung cấp thiết bị Cơ điện.
- Thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiết bị Cơ điện
- Điện công nghiệp
3.1. Chuẩn đầu ra
- Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng.
- Sửa chữa, bảo trì được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất.
- Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ
thống điều khiển tự động thông thường.
- Lập trình và thiết lập được thông số trên các thiết bị điều khiển.
Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động.
3.2. Cơ hội việc làm
- Làm việc tại doanh nghiệp chuyên bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị Điện công nghiệp,…
- Làm việc tại các công ty chuyên cung cấp thiết bị Điện công nghiệp,…
- Làm việc cơ sở cung cấp dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiệt bị Điện công nghiệp,…
- Làm việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, khu Công nghiệp.
- Làm việc tại công ty điện lực.
SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO

Đào tạo Hàn cho các lớp thường xuyên bên THACO INDUSTRIES

Đào tạo lý thuyết cho lớp Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Đào tạo: Hướng dẫn mô đun thực hành Nguội
PHỤ LỤC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Cao đẳng: Công nghệ kỹ thuật Cơ khí
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí
Mã nghề: 6510201
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Đối tượng tuyển sinh: Sinh viên đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương trở lên
Thời gian khóa học: 2,0 năm học
- Giới thiệu chương trình đào tạo/mô tả ngành, nghề đào tạo:
Công nghệ kỹ thuật cơ khí trình độ cao đẳng là ngành, nghề có phạm vi rộng, thực hiện nhiều công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí. Nhiệm vụ chủ yếu của ngành, nghề là vận dụng kiến thức và kỹ năng vào giải quyết các vấn đề chính yếu của kỹ thuật cơ khí và công nghệ sản xuất như: thiết kế sản phẩm cơ khí, gia công sản phẩm cơ khí trên các máy công cụ truyền thống hoặc các máy công cụ tiên tiến, đo lường, kiểm soát chất lượng sản phẩm, lắp ráp sản phẩm cơ khí; thực hiện các công việc dịch vụ kỹ thuật công nghiệp như: lắp đặt trang thiết bị, giám sát hoạt động của hệ thống thiết bị, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
- Mục tiêu đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
– Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất, dịch vụ có trình độ Cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề Công nghệ kỹ thuật cơ khí.
– Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2 Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
– Kiến thức:
+ Phân tích được nguyên lý hoạt động, đặc tính kỹ thuật, phạm vi sử dụng, của các máy công cụ điển hình;
+ Phân tích được các phương pháp chế tạo, lắp ráp, lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng thiết bị cơ khí;
+ Phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp xử lý các sự cố, tình huống thường gặp trong quá trình gia công, lắp đặt, sửa chữa thiết bị cơ khí;
+ Trình bày được đặc điểm, ứng dụng của các vật liệu sử dụng trong cơ khí và gia công kim loại;
+ Trình bày được đặc điểm, phạm vi sử dụng, phương pháp sử dụng, sửa chữa, bảo quản các loại dụng cụ cắt, dụng cụ đo lường trong chế tạo cơ khí;
+ Thiết lập được qui trình chế tạo, kiểm tra, kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất các sản phẩm cơ khí;
+ Hiểu được cảm biến và cơ cấu chấp hành trong hệ thống sản xuất tự động;
+ Áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thiết kế, chế tạo, vận hành và bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp;
+ Trình bày được cấu trúc, chức năng phần cứng, phần mềm, phương pháp sử dụng, khai thác của máy tính và hệ thống mạng máy tính;
+ Vận dụng các kiến thức về quản trị sản xuất để lập kế hoạch nhân lực, tổ chức các nhóm làm việc độc lập có hiệu quả;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
– Kỹ năng:
+ Xác định được chế độ cắt khi gia công tiện, phay; Xác định được chế độ hàn;
+ Vận dụng kiến thức cơ sở và chuyên ngành, thực hiện lập kế hoạch chế tạo, kiểm tra, kiểm soát chất lượng, lắp ráp sản phẩm cơ khí;
+ Thiết kế được các chi tiết máy điển hình, sử dụng các phần mềm thiết kế xây dựng bản vẽ kỹ thuật của các chi tiết máy theo tiêu chuẩn Việt Nam và một số tiêu chuẩn quốc tế phổ biến tại thị trường Việt Nam;
+ Xây dựng được qui trình công nghệ gia công, vận hành thành thạo máy công cụ vạn năng và máy công cụ CNC trong chế tạo sản phẩm cơ khí;
+ Hàn được các mối hàn ở các vị trí Hàn bằng phương pháp hàn hồ quang tay, hàn MIG/MAG, hàn TIG có chất lượng mối hàn theo yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo AT-VSLĐ;
+ Vận hành được Robot đúng qui trình và đảm bảo an toàn lao động;
+ Sử dụng thành thạo dụng cụ đo lường và kiểm tra, thực hiện có hiệu quả quá trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm cơ khí;
+ Lựa chọn phương pháp, sử dụng thành thạo dụng cụ, trang thiết bị, thực hiện có hiệu quả các công việc lắp ráp, lắp đặt, bảo trì các thiết bị cơ khí;
+ Sửa chữa được các lỗi cơ bản và thường xuyên xảy ra trong hệ thống truyền động cơ khí, thủy lực, điện – khí nén;
+ Lập trình và thiết lập được thông số trên các thiết bị điều khiển PLC;
+ Áp dụng một cách sáng tạo các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong hoạt động nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất;
+ Tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất kinh doanh;
+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Chủ động nắm vững thông tin về nơi làm việc: quy mô, trang thiết bị, nhà xưởng, nội quy, quy định của cơ quan;
+ Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm;
+ Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
+ Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);
+ Có trách nhiệm công dân, có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và luôn phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ;
+ Có ý chí tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, chính trị;
+ Có tinh thần học hỏi, cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, không ngừng học tập trau dồi kiến thức nghề nghiệp;
+ Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.
2.2.2. Chính trị, đạo đức; thể chất và quốc phòng
– Chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác – Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Hiểu biết Hiến pháp, Pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí.
+ Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp Công nhân Việt Nam.
+ Sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
– Thể chất, quốc phòng:
+ Đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất.
+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Gia công trên máy tiện, phay vạn năng;
– Lập trình và gia công trên máy tiện, phay CNC;
– Giám sát tình trạng thiết bị;
– Kiểm tra sản phẩm cơ khí;
– Kiểm soát chất lượng sản phẩm;
– Thiết kế sản phẩm cơ khí;
– Lắp ráp sản phẩm cơ khí;
– Lắp đặt và bảo trì máy công cụ.
- Khối lượng kiến thức và thời gian học tập
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2290 giờ
– Số lượng môn học, mô đun: 26
– Khối lượng các môn học chung: 435 giờ
– Khối lượng học tập các môn học, mô đun chuyên môn: 1855 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 685 giờ; thực hành, thực tập: 1605 giờ
- Tổng hợp các năng lực của nghề
TT |
Mã năng lực |
Tên năng lực |
I |
Năng lực cơ bản (năng lực chung) |
1 |
NLCB-01 |
Giao tiếp cơ bản |
2 |
NLCB-02 |
Chấp hành pháp luật |
3 |
NLCB-03 |
Triển khai công tác quốc phòng an ninh của địa phương |
4 |
NLCB-04 |
Rèn luyện sức khoẻ, phát triển thể lực |
5 |
NLCB-05 |
Sử dụng máy tính, mạng internet |
6 |
NLCB-06 |
Sử dụng tiếng anh giao tiếp cấp độ 2/6 |
7 |
NLCB-07 |
Làm việc nhóm |
8 |
NLCB-08 |
Kỹ năng thuyết trình |
II |
Năng lực cốt lõi (năng lực chuyên môn) |
9 |
NLCL-01 |
Sử dụng tiếng anh chuyên ngành để hiệu quả trong công việc |
10 |
NLCL-02 |
Kiến thức cơ bản về chế tạo máy, chi tiết máy |
11 |
NLCL-03 |
Kỹ thuật nguội |
12 |
NLCL-04 |
Kỹ thuật hàn |
13 |
NLCL-05 |
Kỹ thuật cắt gọt |
14 |
NLCL-06 |
Kỹ thuật vận hành và bảo dưỡng hệ thống khí nén – thủy lực |
15 |
NLCL-07 |
Kỹ thuật bảo trì hệ thống truyền động cơ khí |
III |
Năng lực nâng cao |
16 |
NLNC-01 |
Lập trình PLC |
17 |
NLNC-02 |
Lập trình và gia công trên máy CNC |
18 |
NLNC-03 |
Kỹ thuật lập trình, vận hành ROBOT |
19 |
NLNC-04 |
Quản trị sản xuất |
- Nội dung chương trình
Mã
MH/MĐ |
Tên môn học/mô đun |
Số
tín chỉ |
Thời gian học tập (giờ) |
Tổng số |
Lý
thuyết |
Thực hành,
thực tập,
thí nghiệm,
bài tập,
thảo luận |
Thi/ Kiểm tra |
I |
Các môn học chung |
MH01 |
Giáo dục chính trị |
5 |
75 |
41 |
29 |
5 |
MH02 |
Pháp luật |
2 |
30 |
18 |
10 |
2 |
MH03 |
Giáo dục thể chất |
2 |
60 |
5 |
51 |
4 |
MH04 |
Giáo dục quốc phòng và an ninh |
3 |
75 |
36 |
35 |
4 |
MH05 |
Tin học |
3 |
75 |
15 |
58 |
2 |
MH06 |
Tiếng anh |
4 |
120 |
42 |
72 |
6 |
II |
Các môn học, mô đun chuyên môn |
II.1 |
Môn học, mô đun cơ sở |
MH07 |
Kỹ năng mềm |
1 |
30 |
10 |
18 |
2 |
MH08 |
Anh văn chuyên ngành |
3 |
60 |
28 |
29 |
3 |
MH09 |
Vật liệu Cơ khí |
2 |
45 |
14 |
29 |
2 |
MH10 |
Vẽ kỹ thuật |
4 |
90 |
28 |
58 |
4 |
MĐ11 |
Trang bị điện |
4 |
75 |
42 |
29 |
4 |
MH12 |
Thiết bị bảo dưỡng và sửa chữa Cơ khí |
3 |
60 |
28 |
29 |
3 |
MH13 |
Nguyên lý – Chi tiết máy |
3 |
60 |
28 |
29 |
3 |
MH14 |
Công nghệ chế tạo máy |
3 |
60 |
28 |
29 |
3 |
II.2 |
Môn học, mô đun chuyên môn |
MĐ15 |
Kỹ thuật nguội |
3 |
60 |
28 |
29 |
3 |
MĐ16 |
Kỹ thuật Tiện |
6 |
150 |
42 |
102 |
6 |
MĐ17 |
Kỹ thuật Hàn |
5 |
120 |
42 |
73 |
5 |
MĐ18 |
Thực tập sản xuất |
4 |
160 |
|
156 |
4 |
MĐ19 |
Kỹ thuật Phay |
5 |
120 |
28 |
87 |
5 |
MĐ20 |
Kỹ thuật Bảo trì hệ thống khí nén-thủy lực |
5 |
120 |
28 |
87 |
5 |
MĐ21 |
Cảm biến và cơ cấu chấp hành trong hệ thống sản xuất tự động |
3 |
45 |
28 |
14 |
3 |
MĐ22 |
Lập trình PLC |
4 |
90 |
28 |
58 |
4 |
MĐ23 |
Kỹ thuật Lập trình, gia công trên máy CNC |
5 |
120 |
42 |
73 |
5 |
MĐ24 |
Kỹ thuật Lập trình, vận hành ROBOT |
4 |
90 |
28 |
58 |
4 |
MH25 |
Quản trị sản xuất |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
MĐ26 |
Thực tập tốt nghiệp |
6 |
270 |
0 |
264 |
6 |
Tổng cộng |
94 |
2290 |
685 |
1506 |
99 |
7. Hướng dẫn sử dụng chương trình
7.1. Hướng dẫn việc giảng dạy các môn học chung bắt buộc
Các môn học chung bắt buộc gồm môn học Giáo dục an ninh quốc phòng; Tin học; Giáo dục thể chất; Pháp luật; Giáo dục chính trị và Tiếng Anh trình độ Trung cấp, Cao đẳng thực hiện theo chương trình được ban hành tại Thông tư số 10/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 11/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 12/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 13/2018/TTBTBXH; Thông tư số 24/2018/TT-BTBXH ban hành ngày 26/9/2018 và Thông tư số 03/2019/TT-BTBXH ban hành ngày 17/01/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Giáo dục an ninh quốc phòng; Tin học; Giáo dục thể chất; Pháp luật; Giáo dục chính trị và Tiếng Anh trình độ Trung cấp, Cao đẳng
7.2. Đào tạo theo niên chế được tổ chức theo năm học, một năm học có 2 học kỳ, mỗi học kỳ có ít nhất 20 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô đun. Ngoài hai học kỳ chính, hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm kỳ học phụ để người học có điều kiện được học lại, học bù. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 4 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô đun.
7.3. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
– Giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường và nội quy học đường.
– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất giúp cho học sinh nhận thức rõ hơn về nghề nghiệp và khơi nguồn đam mê.
– Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh.
– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài
thời gian đào tạo chính khoá như sau:
Số
TT |
Nội dung |
Thời gian |
1 |
Rèn luyện thể dục, thể thao hằng ngày |
Buổi sáng: 7h10 đến 7h 25
Buổi chiều: 16h30 đến 17h30 |
2 |
Văn hoá, văn nghệ:
– Qua các phương tiện thông tin đại chúng
– Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể |
Sáng thứ hai: Từ 7h10 đến 8h20 |
3 |
Hoạt động thư viện:
Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 |
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể |
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 |
Thăm quan, dã ngoại |
Mỗi học kỳ 1 lần |
7.4. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun được thực hiện ngay sau khi kết thúc chương trình đào tạo của môn học, mô đun đó.
7.5. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
– Trường Cao đẳng THACO tổ chức đào tạo theo niên chế với quy định cụ thể như sau:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Lý thuyết chuyên môn; Thực hành.
– Môn thi, hình thức thi và thời gian thi tốt nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của bảng bên dưới:
Số TT |
Môn thi |
Hình thức thi |
Thời gian thi |
1 |
Lý thuyết chuyên môn |
Viết |
Không quá 180 phút |
Trắc nghiệm |
Không quá 180 phút |
Vấn đáp
|
60 phút
(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên) |
2 |
Thực hành |
Kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một phần của sản phẩm hoặc một sản phẩm, dịch vụ, công việc |
Từ 1 ngày đến 3 ngày và không quá 8 giờ/ngày |
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật cơ khí và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành.
7.6. Các chú ý khác
– Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp lên Cao đẳng, cơ sở dạy nghề cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun mà trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề chưa giảng dạy.
– Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc tổ chức, quản lý nhưng phải đảm bảo logic về mặc nhận thức các kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng.
– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình này để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ Trung cấp, Sơ cấp (tuỳ theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ Trung cấp và Cao đẳng./.
Trung cấp nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí
Mã nghề: 5510201
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương trở lên
Thời gian khoá học: 1,5 năm đến 2,0 năm
- Giới thiệu chương trình đào tạo/mô tả ngành, nghề đào tạo:
Công nghệ kỹ thuật cơ khí trình độ trung cấp là ngành, nghề có phạm vi rộng, thực hiện nhiều công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí. Nhiệm vụ chủ yếu của ngành, nghề là vận dụng kiến thức và kỹ năng vào giải quyết các vấn đề chính yếu của kỹ thuật cơ khí và công nghệ sản xuất như: thiết kế sản phẩm cơ khí, gia công sản phẩm cơ khí trên các máy công cụ truyền thống hoặc các máy công cụ tiên tiến, đo lường, kiểm soát chất lượng sản phẩm, lắp ráp sản phẩm cơ khí; thực hiện các công việc dịch vụ kỹ thuật công nghiệp như: lắp đặt trang thiết bị, giám sát hoạt động của hệ thống thiết bị, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
- Mục tiêu đào tạo:
2.1. Mục tiêu chung:
– Đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp trong các dây chuyền sản xuất có trình độ Trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí.
– Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
2.2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
– Kiến thức:
+ Giải thích được nguyên lý hoạt động, đặc tính kỹ thuật, phạm vi sử dụng, của các máy công cụ điển hình; Trình bày được các phương pháp chế tạo, lắp ráp, lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng thiết bị cơ khí;
+ Trình bày được đặc điểm, ứng dụng của các vật liệu sử dụng trong cơ khí và gia công kim loại;
+ Trình bày được đặc điểm, phạm vi sử dụng, phương pháp sử dụng, sửa chữa, bảo quản các loại dụng cụ cắt, dụng cụ đo lường trong chế tạo cơ khí;
+ Áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thiết kế, chế tạo, vận hành và bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp;
+ Trình bày được cấu trúc, chức năng phần cứng, phần mềm, phương pháp sử dụng, khai thác của máy tính và hệ thống mạng máy tính;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
– Kỹ năng:
+ Vận dụng kiến thức cơ sở và chuyên ngành, thực hiện lập kế hoạch chế tạo, kiểm tra, lắp ráp sản phẩm cơ khí;
+ Xây dựng được qui trình công nghệ gia công, vận hành thành thạo máy công cụ vạn năng và máy công cụ CNC trong chế tạo sản phẩm cơ khí;
+ Sử dụng thành thạo dụng cụ đo lường và kiểm tra, thực hiện có hiệu quả quá trình kiểm tra sản phẩm cơ khí;
+ Lựa chọn phương pháp, sử dụng thành thạo dụng cụ, trang thiết bị, thực hiện có hiệu quả các công việc lắp ráp, lắp đặt, bảo trì các thiết bị cơ khí;
+ Áp dụng một cách sáng tạo các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong hoạt động nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất;
+ Tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất kinh doanh;
+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn
của ngành, nghề
– Mức độ tự chủ và trách nhiệm
+ Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền, có kiến thức về luật sở hữu trí tuệ, cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc;
+ Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);
+ Có trách nhiệm công dân, có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và luôn phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ
+ Có tinh thần học hỏi, cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, không ngừng học tập trau rồi kiến thức nghề nghiệp;
+ Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất
2.2.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
– Chính trị, đạo đức:
+ Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực nghề nghiệp;
+ Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
+ Tích cực học tập nâng cao trình độ; Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp để đáp ứng yêu cầu của sản xuất hiện đại.
– Thể chất, quốc phòng:
+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp.
+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: Thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền và các môn thể thao bổ trợ cho hoạt động nghề nghiệp.
+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; Có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang.
+ Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: Đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn.
+ Biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Gia công trên máy tiện, phay vạn năng;
– Kiểm tra sản phẩm cơ khí;
– Lắp ráp sản phẩm cơ khí;
- Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 tín chỉ.
– Số lượng môn học, mô đun: 21.
– Khối lượng các môn học chung: 255 giờ.
– Khối lượng học tập các môn học, mô đun chuyên môn: 1245 giờ.
– Khối lượng lý thuyết: 412 giờ; Thực hành, thực tập: 1088 giờ
- Tổng hợp các năng lực của nghề
TT |
Mã năng lực |
Tên năng lực |
I |
Năng lực cơ bản (năng lực chung) |
1 |
NLCB-01 |
Giao tiếp cơ bản |
2 |
NLCB-02 |
Chấp hành pháp luật |
3 |
NLCB-03 |
Triển khai công tác quốc phòng an ninh của địa phương |
4 |
NLCB-04 |
Rèn luyện sức khoẻ, phát triển thể lực |
5 |
NLCB-05 |
Sử dụng máy tính, mạng internet |
6 |
NLCB-06 |
Sử dụng tiếng anh giao tiếp cấp độ 2/6 |
7 |
NLCB-07 |
Làm việc nhóm |
8 |
NLCB-08 |
Kỹ năng thuyết trình |
II |
Năng lực cốt lõi (năng lực chuyên môn) |
9 |
NLCL-01 |
Kiến thức cơ bản về chế tạo máy, chi tiết máy |
10 |
NLCL-02 |
Kỹ thuật nguội |
11 |
NLCL-03 |
Kỹ thuật hàn |
12 |
NLCL-04 |
Kỹ thuật cắt gọt |
13 |
NLCL-05 |
Kỹ thuật vận hành và bảo dưỡng hệ thống khí nén – thủy lực |
III |
Năng lực nâng cao |
14 |
NLNC-01 |
Kỹ thuật bảo trì hệ thống truyền động cơ khí |
15 |
NLNC-02 |
Lập trình và gia công trên máy CNC |
16 |
NLNC-03 |
Kỹ thuật lập trình, vận hành ROBOT |
- Nội dung chương trình:
Stt |
Mã
MH/MĐ |
Tên môn học/mô đun |
Số
tín chỉ |
Thời gian học tập (giờ) |
Tổng số |
Lý
thuyết |
Thực hành/
thực tập/
thí nghiệm/
bài tập/
thảo luận |
Kiểm tra |
I |
Các môn học chung |
1 |
MH01 |
Giáo dục Chính trị |
2 |
30 |
15 |
13 |
2 |
2 |
MH02 |
Pháp luật |
1 |
15 |
9 |
5 |
1 |
3 |
MH03 |
Giáo dục thể chất |
1 |
30 |
4 |
24 |
2 |
4 |
MH04 |
Giáo dục Quốc phòng và An ninh |
2 |
45 |
21 |
21 |
3 |
5 |
MH05 |
Tin học |
2 |
45 |
15 |
29 |
1 |
6 |
MH06 |
Tiếng Anh |
3 |
90 |
30 |
56 |
4 |
II |
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề |
II.1 |
Môn học, mô đun cơ sở |
7 |
MH07 |
Kỹ năng mềm |
1 |
30 |
10 |
18 |
2 |
8 |
MH08 |
Cơ khí đại cương |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
9 |
MĐ09 |
Dung sai lắp ghép |
3 |
45 |
28 |
14 |
3 |
10 |
MH10 |
Vẽ kỹ thuật |
3 |
60 |
28 |
29 |
3 |
11 |
MH11 |
Công nghệ chế tạo máy |
3 |
45 |
42 |
0 |
3 |
II.2 |
Môn học, mô đun chuyên môn |
12 |
MĐ12 |
Trang bị điện |
4 |
75 |
28 |
43 |
4 |
13 |
MĐ13 |
Kỹ thuật nguội |
3 |
60 |
14 |
43 |
3 |
14 |
MĐ14 |
Kỹ thuật Tiện |
5 |
120 |
42 |
73 |
5 |
15 |
MĐ 15 |
Thực tập sản xuất |
5 |
225 |
0 |
220 |
5 |
16 |
MĐ16 |
Kỹ thuật Hàn |
4 |
90 |
28 |
58 |
4 |
17 |
MĐ17 |
Kỹ thuật Phay |
4 |
90 |
28 |
58 |
4 |
18 |
MĐ18 |
Kỹ thuật Bảo trì hệ thống khí nén-thủy lực |
3 |
60 |
14 |
43 |
3 |
19 |
MĐ19 |
Vận hành trên máy CNC |
3 |
45 |
28 |
14 |
3 |
20 |
MĐ20 |
Thực tập tốt nghiệp |
6 |
270 |
0 |
264 |
6 |
|
TỔNG CỘNG |
60 |
1500 |
412 |
1025 |
63 |
- Hướng dẫn sử dụng chương trình:
7.1. Hướng dẫn việc giảng dạy các môn học chung bắt buộc
Các môn học chung bắt buộc gồm môn học Giáo dục an ninh quốc phòng; Tin học; Giáo dục thể chất; Pháp luật; Giáo dục chính trị và Tiếng Anh trình độ Trung cấp, Cao đẳng thực hiện theo chương trình được ban hành tại Thông tư số 10/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 11/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 12/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 13/2018/TTBTBXH; Thông tư số 24/2018/TT-BTBXH ban hành ngày 26/9/2018 và Thông tư số 03/2019/TT-BTBXH ban hành ngày 17/01/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Giáo dục an ninh quốc phòng; Tin học; Giáo dục thể chất; Pháp luật; Giáo dục chính trị và Tiếng Anh trình độ Trung cấp, Cao đẳng
7.2. Đào tạo theo niên chế được tổ chức theo năm học, một năm học có 2 học kỳ, mỗi học kỳ có ít nhất 20 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô đun. Ngoài hai học kỳ chính, hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm kỳ học phụ để người học có điều kiện được học lại, học bù. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 4 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô đun.
7.3. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
– Giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường và nội quy học đường.
– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất giúp cho học sinh nhận thức rõ hơn về nghề nghiệp và khơi nguồn đam mê.
– Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh.
– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá như sau:
Số TT |
Nội dung |
Thời gian |
1 |
Rèn luyện thể dục, thể thao hằng ngày |
Buổi sáng: 7h10 đến 7h 25
Buổi chiều: 16h30 đến 17h30 |
2 |
Văn hoá, văn nghệ:
– Qua các phương tiện thông tin đại chúng
– Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể |
Sáng thứ hai: Từ 7h10 đến 8h20 |
3 |
Hoạt động thư viện:
Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 |
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể |
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 |
Thăm quan, dã ngoại |
Mỗi học kỳ 1 lần |
7.4. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun được thực hiện ngay sau khi kết thúc chương trình đào tạo của môn học, mô đun đó.
7.5. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
– Trường Cao đẳng THACO tổ chức đào tạo theo niên chế với quy định cụ thể như sau:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Lý thuyết chuyên môn và Thực hành
– Môn thi, hình thức thi và thời gian thi tốt nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của bảng bên dưới:
Số TT |
Môn thi |
Hình thức thi |
Thời gian thi |
1
|
Lý thuyết chuyên môn |
Viết |
Không quá 180 phút |
Trắc nghiệm |
Không quá 180 phút |
Vấn đáp
|
60 phút
(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh) |
2 |
Thực hành nghề nghiệp |
Kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một phần của sản phẩm hoặc một sản phẩm, dịch vụ, công việc |
Từ 1 ngày đến 3 ngày và không quá 8 giờ/ngày |
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng Trung cấp công nghệ kỹ thuật cơ khí.
7.6. Các chú ý khác
– Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ Sơ cấp lên Trung cấp, khoa chuyên môn cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun mà trong chương trình đào tạo trình độ Sơ cấp nghề chưa giảng dạy.
– Khoa chuyên môn và Phòng Đào tạo & CT. HSSV Trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc tổ chức, quản lý nhưng phải đảm bảo logic về mặc nhận thức cũng như rèn luyện kỹ năng.
– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình này để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ Sơ cấp (tuỳ theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ Trung cấp./.
Cao đẳng nghề Bảo trì thiết bị cơ điện
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện
Mã nghề: 6520149
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương trở lên.
Thời gian khóa học: 2,0 (năm học)
- Giới thiệu chương trình đào tạo:
Bảo trì thiết bị cơ điện là ngành hết sức quan trọng cho nền công nghiệp. Nhằm đảm bảo cho máy móc, trang thiết bị hoạt động liên tục, hiệu quả, đáng tin cậy. Do đó, bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào có hoạt động sản xuất đều phải có đội ngũ kỹ thuật viên bảo trì và sửa chữa. Nhân viên bảo trì và sửa chữa cơ điện thực hiện công việc lắp đặt, bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng dự phòng và sửa chữa các thiết bị cơ điện để duy trì hệ thống thiết bị cơ điện hoạt động ổn định, đảm bảo các thông số kỹ thuật; kiểm tra, phát hiện những hư hỏng trong các máy móc, thiết bị, các dây chuyền sản xuất…. Sau đó tiến hành lập kế hoạch, thiết lập qui trình bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa nhằm đảm bảo hoạt động của các thiết bị máy móc liên tục và thời gian ngừng máy là ngắn nhất, góp phần quan trọng vào duy trì hoạt động sản suất của nhà máy. Công việc này diễn ra thường xuyên trong các nhà máy nhằm tối ưu hóa hoạt động của các máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất công nghiệp.
- Mục tiêu đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
– Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất, dịch vụ có trình độ Cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề Bảo trì thiết bị cơ điện.
– Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2 Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
– Kiến thức:
+ Vận dụng được kiến thức cơ sở của nghề vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn và thực hành bảo trì thiết bị cơ điện.
+ Giải thích và phân tích được quy trình lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh, vận hành và bảo trì hệ thống thiết bị cơ điện.
+ Đọc hiểu được các thông số và tài liệu kỹ thuật kèm theo hệ thống các thiết bị cơ điện của nhà sản xuất bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
+ Phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp xử lý các sự cố, tình huống thường gặp trong quá trình theo dõi, vận hành các thiết bị cơ điện.
+ Đánh giá được tình trạng kỹ thuật, đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống thiết bị cơ điện.
+ Giải thích được nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch bảo trì hệ thống thiết bị Cơ điện.
+ Vận dụng các kiến thức về tổ chức quản lý để lập kế hoạch nhân lực, tổ chức các nhóm làm việc độc lập có hiệu quả.
– Kỹ năng:
+ Lắp đặt, vận hành thử và bàn giao được hệ thống thiết bị cơ điện ở mức độ trung bình khi có đủ tài liệu kỹ thuật liên quan.
+ Tổ chức và giám sát được công tác bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng dự phòng và sửa chữa nhỏ các thiết bị cơ điện để duy trì hệ thống thiết bị cơ điện hoạt động ổn định, đảm bảo các thông số kỹ thuật.
+ Đánh giá được tình trạng kỹ thuật của hệ thống thiết bị cơ điện độc lập sau khi lắp đặt, trong quá trình vận hành và sau khi bảo dưỡng định kỳ.
+ Giám sát được tình trạng kỹ thuật của các chi tiết và cụm chi tiết trong các hệ thống truyền động cơ khí, điện, hệ thống điều khiển, hệ thống thủy lực, khí nén, cơ cấu an toàn và phanh hãm trong quá trình vận hành.
+ Lập trình và thiết lập được thông số trên các thiết bị điều khiển PLC.
+ Xử lý được các sự cố kỹ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất, lập được các phương án thay thế chi tiết và bộ phận hư hỏng đúng yêu cầu kĩ thuật đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ thống.
+ Lập được hồ sơ và kế hoạch bảo trì, theo dõi tình trạng kỹ thuật trong quá trình hoạt động, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện bất thường của các thiết bị cơ điện; Theo dõi tình trạng kỹ thuật các thiết bị cơ điện sau khi bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa đúng qui định.
+ Ứng dụng được các kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin để phục vụ cho công việc.
+ Áp dụng một cách sáng tạo các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong hoạt động nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất.
– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Làm việc độc lập hoặc theo nhóm, giải quyết vấn đề xảy ra trong điều kiện làm việc thay đổi.
+ Quản lý, kiểm tra và giám sát được quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ, nhóm.
+ Đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
2.2.2. Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng
– Chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác – Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Hiểu biết Hiến pháp, Pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành Bảo trì thiết bị cơ điện.
+ Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp Công nhân Việt Nam.
+ Sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
– Thể chất, quốc phòng:
+ Đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất.
+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
– Nhân viên bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị công nghiệp tại các phân xưởng trong các cơ sở sản xuất.
– Làm việc tại doanh nghiệp chuyên bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện.
– Làm việc tại các công ty chuyên cung cấp thiết bị cơ điện.
– Thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiết bị cơ điện.
- Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2200 giờ
– Số lượng môn học, mô đun: 25
– Khối lượng các môn học chung: 435 giờ
– Khối lượng học tập các môn học, mô đun chuyên môn: 1765 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 660 giờ; Thực hành, thực tập: 1540 giờ
- Tổng hợp các năng lực của ngành, nghề
TT |
Mã năng lực |
Tên năng lực |
I |
Năng lực cơ bản (năng lực chung) |
1 |
NLCB-01 |
Giao tiếp cơ bản |
2 |
NLCB-02 |
Chấp hành pháp luật |
3 |
NLCB-03 |
Triển khai công tác quốc phòng an ninh của địa phương |
4 |
NLCB-04 |
Rèn luyện sức khoẻ, phát triển thể lực |
5 |
NLCB-05 |
Sử dụng máy tính, mạng internet |
6 |
NLCB-06 |
Sử dụng tiếng anh giao tiếp cấp độ 2/6 |
7 |
NLCB-07 |
Làm việc nhóm |
8 |
NLCB-08 |
Kỹ năng thuyết trình |
II |
Năng lực cốt lõi (năng lực chuyên môn) |
9 |
NLCL-01 |
Sử dụng tiếng anh chuyên ngành trong công việc |
10 |
NLCL-02 |
Kiến thức và kỹ năng làm việc an toàn điện |
11 |
NLCL-03 |
Kiến thức về linh kiện và các mạch điện tử, dụng cụ đo lường điện |
12 |
NLCL-04 |
Kỹ thuật hàn, nguội |
13 |
NLCL-05 |
Kỹ thuật lắp đặt thiết bị |
14 |
NLCL-06 |
Kỹ năng vẽ mạch điện trên máy tính |
15 |
NLCL-07 |
Kỹ thuật tiện, phay |
16 |
NLCL-08 |
Kỹ thuật vận hành và bảo dưỡng hệ thống khí nén – thủy lực |
III |
Năng lực nâng cao |
17 |
NLNC-01 |
Lập trình và bảo trì PLC, biến tần, HMI |
18 |
NLNC-02 |
Vận hành, bảo dưỡng Robot công nghiệp |
19 |
NLNC-03 |
Trang bị điện |
20 |
NLNC-04 |
Bảo trì và sửa chữa máy điện |
21 |
NLNC-05 |
Bảo trì các mối ghép và hệ thống truyền động cơ khí. |
Nội dung chương trình
Mã
MH/
MĐ |
Tên môn học, mô đun |
Số tín chỉ |
Thời gian học tập (giờ) |
Tổng
số |
Trong đó |
Lý
thuyết |
Thực hành/ thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luận |
Thi/
Kiểm tra |
I |
Các môn học chung |
MH01 |
Giáo dục chính trị |
5 |
75 |
41 |
29 |
5 |
MH02 |
Pháp luật |
2 |
30 |
18 |
10 |
2 |
MH03 |
Giáo dục thể chất |
2 |
60 |
5 |
51 |
4 |
MH04 |
Giáo dục quốc phòng và an ninh |
3 |
75 |
36 |
35 |
4 |
MH05 |
Tin học |
3 |
75 |
15 |
58 |
2 |
MH06 |
Tiếng anh |
4 |
120 |
42 |
72 |
6 |
II |
Các môn học, mô đun chuyên môn |
II.1 |
Môn học, mô đun cơ sở |
|
|
|
|
|
MH 07 |
Kỹ năng mềm |
1 |
30 |
10 |
18 |
2 |
MH 08 |
An toàn điện |
2 |
30 |
14 |
14 |
2 |
MH 09 |
Kỹ thuật điện – điện tử ứng dụng |
3 |
75 |
28 |
44 |
3 |
MĐ 10 |
Kỹ thuật đo lường điện và cảm biến |
3 |
60 |
14 |
43 |
3 |
MH 11 |
Cơ khí đại cương |
3 |
45 |
28 |
14 |
3 |
MH 12 |
Vẽ kỹ thuật |
3 |
60 |
45 |
12 |
3 |
MĐ 13 |
Kỹ thuật nguội và hàn cắt kim loại |
4 |
90 |
42 |
44 |
4 |
MĐ 14 |
Kỹ thuật lắp đặt thiết bị |
4 |
75 |
28 |
43 |
4 |
MĐ 15 |
Thực tập sản xuất |
4 |
160 |
0 |
156 |
4 |
MH 16 |
Tiếng Anh chuyên ngành |
4 |
75 |
28 |
43 |
4 |
MĐ 17 |
Vẽ và mô phỏng mạch điện |
3 |
60 |
14 |
43 |
3 |
II.2 |
Môn học, mô đun chuyên môn |
|
|
|
|
|
MĐ 18 |
Trang bị điện |
5 |
120 |
42 |
73 |
5 |
MĐ 19 |
Bảo trì và sửa chữa máy điện |
5 |
120 |
42 |
73 |
5 |
MĐ 20 |
Kỹ thuật tiện, phay |
4 |
90 |
28 |
58 |
4 |
MĐ 21 |
Bảo trì các mối ghép và hệ thống truyền động cơ khí |
5 |
120 |
42 |
73 |
5 |
MĐ 22 |
Bảo trì hệ thống thủy lực, điện khí nén |
4 |
90 |
42 |
44 |
4 |
MĐ 23 |
Lập trình và bảo trì bộ điều khiển PLC, biến tần HMI |
6 |
135 |
42 |
87 |
6 |
MĐ 24 |
Vận hành, bảo dưỡng Robot công nghiệp |
3 |
60 |
14 |
43 |
3 |
MĐ 25 |
Thực tập tốt nghiệp |
6 |
270 |
0 |
264 |
6 |
Tổng cộng: |
91 |
2200 |
660 |
1444 |
96 |
- Hướng dẫn sử dụng chương trình
7.1. Hướng dẫn việc giảng dạy các môn học chung bắt buộc
Các môn học chung bắt buộc gồm môn học Giáo dục an ninh quốc phòng; Tin học; Giáo dục thể chất; Pháp luật; Giáo dục chính trị và Tiếng Anh trình độ Trung cấp, Cao đẳng thực hiện theo chương trình được ban hành tại Thông tư số 10/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 11/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 12/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 13/2018/TTBTBXH; Thông tư số 24/2018/TT-BTBXH ban hành ngày 26/9/2018 và Thông tư số 03/2019/TT-BTBXH ban hành ngày 17/01/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Giáo dục an ninh quốc phòng; Tin học; Giáo dục thể chất; Pháp luật; Giáo dục chính trị và Tiếng Anh trình độ Trung cấp, Cao đẳng
7.2. Đào tạo theo niên chế được tổ chức theo năm học, một năm học có 2 học kỳ, mỗi học kỳ có ít nhất 20 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô đun. Ngoài hai học kỳ chính, hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm kỳ học phụ để người học có điều kiện được học lại, học bù. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 4 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô đun.
7.3. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
– Giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường và nội quy học đường.
– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất giúp cho học sinh nhận thức rõ hơn về nghề nghiệp và khơi nguồn đam mê.
– Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh.
– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài
thời gian đào tạo chính khoá như sau:
Số
TT |
Nội dung |
Thời gian |
1 |
Rèn luyện thể dục, thể thao hằng ngày |
Buổi sáng: 7h10 đến 7h 25
Buổi chiều: 16h30 đến 17h30 |
2 |
Văn hoá, văn nghệ:
– Qua các phương tiện thông tin đại chúng
– Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể |
Sáng thứ hai: Từ 7h10 đến 8h20 |
3 |
Hoạt động thư viện:
Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 |
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể |
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 |
Thăm quan, dã ngoại |
Mỗi học kỳ 1 lần |
7.4. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun được thực hiện ngay sau khi kết thúc chương trình đào tạo của môn học, mô đun đó.
7.5. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp.
– Trường Cao đẳng THACO tổ chức đào tạo theo niên chế:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Lý thuyết chuyên môn và môn thi Thực hành.
– Môn thi, hình thức thi và thời gian thi tốt nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của bảng bên dưới:
Stt |
Môn thi |
Hình thức thi |
Thời gian thi |
1
|
Lý thuyết chuyên môn |
Viết |
Không quá 180 phút |
Trắc nghiệm |
Không quá 180 phút |
Vấn đáp
|
60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên) |
2 |
Thực hành |
Kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một phần của sản phẩm hoặc một sản phẩm, dịch vụ, công việc |
Từ 1 ngày đến 3 ngày và không quá 8 giờ/ngày |
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành theo quy định của trường.
7.6. Các chú ý khác (nếu có):
– Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp lên Cao đẳng, Cơ sở dạy nghề cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun mà trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề chưa giảng dạy.
– Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc tổ chức, quản lý nhưng phải đảm bảo logic về mặc nhận thức các kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng.
– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình này để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ Trung cấp, Sơ cấp (tuỳ theo nhu cầu của người học).
Trung cấp: Bảo trì thiết bị cơ điện
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện
Mã nghề: 5520149
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên
Thời gian đào tạo: 1,5 đến 2,0 (năm học) |
|
- Giới thiệu chương trình đào tạo:
Bảo trì thiết bị cơ điện là ngành hết sức quan trọng cho nền công nghiệp. Nhằm đảm bảo cho máy móc, trang thiết bị hoạt động liên tục, hiệu quả, đáng tin cậy. Do đó, bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào có hoạt động sản xuất đều phải có đội ngũ kỹ thuật viên bảo trì và sửa chữa. Nhân viên bảo trì và sửa chữa cơ điện thực hiện công việc lắp đặt, bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng dự phòng và sửa chữa các thiết bị cơ điện để duy trì hệ thống thiết bị cơ điện hoạt động ổn định, đảm bảo các thông số kỹ thuật; kiểm tra, phát hiện những hư hỏng trong các máy móc, thiết bị, các dây chuyền sản xuất…. Sau đó tiến hành lập kế hoạch, thiết lập qui trình bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa nhằm đảm bảo hoạt động của các thiết bị máy móc liên tục và thời gian ngừng máy là ngắn nhất, góp phần quan trọng vào duy trì hoạt động sản suất của nhà máy. Công việc này diễn ra thường xuyên trong các nhà máy nhằm tối ưu hóa hoạt động của các máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất công nghiệp.
- Mục tiêu đào tạo:
2.1. Mục tiêu chung:
Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật bảo trì trong hoạt động sản xuất, dịch vụ có năng lực hành nghề tương xứng với trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề Bảo trì thiết bị cơ điện; Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
2.2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
– Kiến thức:
+ Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh, vận hành và Bảo trì hệ thống thiết bị cơ điện như các máy công cụ và máy công nghiệp dùng chung.
+ Đọc hiểu được các thông số kỹ thuật kèm theo hệ thống các thiết bị cơ điện của nhà sản xuất bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc và các yêu cầu kỹ thuật khi vận hành các thiết bị cơ điện trong các cơ sở sản xuất.
+ Giải thích được nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch Bảo trì hệ thống thiết bị cơ điện theo thời gian; Dự trù thiết bị, phụ tùng thay thế.
– Kỹ năng:
+ Thực hiện được Công tác bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng dự phòng và sửa chữa nhỏ các thiết bị cơ điện để duy trì hệ thống thiết bị cơ điện hoạt động ổn định, đảm bảo các thông số kỹ thuật.
+ Giám sát được tình trạng kỹ thuật của các chi tiết và cụm chi tiết trong các hệ thống truyền động cơ khí, điện, thủy lực, khí nén, cơ cấu an toàn và phanh hãm trong quá trình vận hành.
+ Theo dõi tình trạng kỹ thuật trong quá trình hoạt động, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện bất thường của các thiết bị cơ điện.
+ Xử lý được các sự cố kỹ thuật điển hình và phổ biến, thay thế các chi tiết và bộ phận hư hỏng đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ thống.
+ Lập được hồ sơ theo dõi tình trạng kỹ thuật các thiết bị cơ điện sau khi bảo trì.
– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Làm việc độc lập hoặc theo nhóm, giải quyết vấn đề xảy ra trong điều kiện làm việc thay đổi.
+ Quản lý, kiểm tra và giám sát được quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ, nhóm.
+ Đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
2.2.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
– Chính trị, đạo đức:
+ Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực nghề nghiệp;
Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
+ Tích cực học tập nâng cao trình độ; Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp để đáp ứng yêu cầu của sản xuất hiện đại.
– Thể chất, quốc phòng:
+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp.
+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: Thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền và các môn thể thao bổ trợ cho hoạt động nghề nghiệp.
+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; Có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang.
+ Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: Đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn.
+ Biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
– Nhân viên bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị công nghiệp tại các các cơ sở sản xuất.
– Làm việc tại các doanh nghiệp chuyên bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện.
– Làm việc tại các công ty chuyên cung cấp thiết bị cơ điện.
- Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 1470 giờ
– Số lượng môn học, mô đun: 20
– Khối lượng các môn học chung: 255 giờ
– Khối lượng học tập các môn học, mô đun chuyên môn: 1215 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 370 giờ; Thực hành, thực tập: 1100 giờ
- Tổng hợp các năng lực của ngành, nghề
TT |
Mã năng lực |
Tên năng lực |
I |
Năng lực cơ bản (năng lực chung) |
1 |
NLCB-01 |
Giao tiếp cơ bản |
2 |
NLCB-02 |
Chấp hành pháp luật |
3 |
NLCB-03 |
Triển khai công tác quốc phòng an ninh của địa phương |
4 |
NLCB-04 |
Rèn luyện sức khoẻ, phát triển thể lực |
5 |
NLCB-05 |
Sử dụng máy tính, mạng internet |
6 |
NLCB-06 |
Sử dụng tiếng anh giao tiếp cấp độ 2/6 |
7 |
NLCB-07 |
Làm việc nhóm |
8 |
NLCB-08 |
Kỹ năng thuyết trình |
II |
Năng lực cốt lõi (năng lực chuyên môn) |
9 |
NLCL-01 |
Sử dụng tiếng anh chuyên ngành trong công việc |
10 |
NLCL-02 |
Kiến thức và kỹ năng làm việc an toàn điện |
11 |
NLCL-03 |
Kiến thức về linh kiện và các mạch điện tử, dụng cụ đo lường điện |
12 |
NLCL-04 |
Kỹ thuật hàn, nguội |
13 |
NLCL-05 |
Kỹ thuật vận hành và bảo dưỡng hệ thống khí nén – thủy lực |
III |
Năng lực nâng cao |
14 |
NLNC-01 |
Lập trình và bảo trì PLC, biến tần, HMI |
15 |
NLNC-02 |
Trang bị điện |
16 |
NLNC-03 |
Bảo trì và sửa chữa máy điện |
17 |
NLNC-04 |
Bảo trì các mối ghép và hệ thống truyền động cơ khí. |
6. Nội dung chương trình:
Stt |
Mã MH/ MĐ |
Tên môn học, mô đun |
Số tín chỉ |
Thời gian học tập (giờ) |
Tổng
số |
Trong đó |
Lý thuyết |
Thực hành/ thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luận |
Thi/ kiểm tra |
I |
Các môn học chung |
1 |
MH 01 |
Giáo dục Chính trị |
2 |
30 |
15 |
13 |
2 |
2 |
MH 02 |
Pháp luật |
1 |
15 |
9 |
5 |
1 |
3 |
MH 03 |
Giáo dục thể chất |
1 |
30 |
4 |
24 |
2 |
4 |
MH 04 |
Giáo dục Quốc phòng và An ninh |
2 |
45 |
21 |
21 |
3 |
5 |
MH 05 |
Tin học |
2 |
45 |
15 |
29 |
1 |
6 |
MH 06 |
Tiếng Anh |
3 |
90 |
30 |
56 |
4 |
II |
Các môn học, mô đun chuyên môn |
II.1 |
Môn học, mô đun cơ sở |
7 |
MH 07 |
Kỹ năng mềm |
1 |
30 |
10 |
18 |
2 |
8 |
MH 08 |
An toàn điện |
1 |
15 |
14 |
0 |
1 |
9 |
MH 09 |
Cơ khí đại cương |
3 |
45 |
28 |
14 |
3 |
10 |
MH 10 |
Kỹ thuật điện – điện tử ứng dụng |
3 |
45 |
28 |
14 |
3 |
11 |
MĐ 11 |
Kỹ thuật đo lường điện và cảm biến |
2 |
45 |
28 |
14 |
3 |
12 |
MH 12 |
Vẽ kỹ thuật |
3 |
45 |
28 |
14 |
3 |
II.2 |
Môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề |
13 |
MĐ 13 |
Thực tập sản xuất |
5 |
225 |
0 |
220 |
5 |
14 |
MĐ 14 |
Kỹ thuật nguội và hàn cắt kim loại |
3 |
60 |
14 |
43 |
3 |
15 |
MĐ 15 |
Trang bị điện |
4 |
90 |
28 |
58 |
4 |
16 |
MĐ 16 |
Bảo trì và sửa chữa máy điện |
3 |
75 |
14 |
58 |
3 |
17 |
MĐ 17 |
Bảo trì hệ thống truyền động cơ khí |
6 |
120 |
42 |
72 |
6 |
18 |
MĐ 18 |
Bảo trì hệ thống thuỷ lực, điện – khí nén |
3 |
60 |
14 |
43 |
3 |
19 |
MĐ 19 |
Lập trình và bảo trì bộ điều khiển PLC, biến tần, HMI |
4 |
90 |
28 |
58 |
4 |
20 |
MĐ 20 |
Thực tập tốt nghiệp |
6 |
270 |
0 |
264 |
6 |
|
Tổng cộng: |
58 |
1470 |
370 |
1038 |
62 |
- Hướng dẫn sử dụng chương trình:
7.1. Hướng dẫn việc giảng dạy các môn học chung bắt buộc
Các môn học chung bắt buộc gồm môn học Giáo dục an ninh quốc phòng; Tin học; Giáo dục thể chất; Pháp luật; Giáo dục chính trị và Tiếng Anh trình độ Trung cấp, Cao đẳng thực hiện theo chương trình được ban hành tại Thông tư số 10/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 11/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 12/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 13/2018/TTBTBXH; Thông tư số 24/2018/TT-BTBXH ban hành ngày 26/9/2018 và Thông tư số 03/2019/TT-BTBXH ban hành ngày 17/01/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Giáo dục an ninh quốc phòng; Tin học; Giáo dục thể chất; Pháp luật; Giáo dục chính trị và Tiếng Anh trình độ Trung cấp, Cao đẳng
7.2. Đào tạo theo niên chế được tổ chức theo năm học, một năm học có 2 học kỳ, mỗi học kỳ có ít nhất 20 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô đun. Ngoài hai học kỳ chính, hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm kỳ học phụ để người học có điều kiện được học lại, học bù. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 4 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô đun.
7.3. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
– Giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường và nội quy học đường.
– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất giúp cho học sinh nhận thức rõ hơn về nghề nghiệp và khơi nguồn đam mê.
– Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh.
– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài
thời gian đào tạo chính khoá như sau:
Số
TT |
Nội dung |
Thời gian |
1 |
Rèn luyện thể dục, thể thao hằng ngày |
Buổi sáng: 7h10 đến 7h 25
Buổi chiều: 16h30 đến 17h30 |
2 |
Văn hoá, văn nghệ:
– Qua các phương tiện thông tin đại chúng
– Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể |
Sáng thứ hai: Từ 7h10 đến 8h20 |
3 |
Hoạt động thư viện:
Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 |
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể |
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 |
Thăm quan, dã ngoại |
Mỗi học kỳ 1 lần |
7.4. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun được thực hiện ngay sau khi kết thúc chương trình đào tạo của môn học, mô đun đó.
7.5. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
– Trường Cao đẳng THACO tổ chức đào tạo theo niên chế:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Lý thuyết chuyên môn và môn thi Thực hành.
– Môn thi, hình thức thi và thời gian thi tốt nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của bảng bên dưới:
Số TT |
Môn thi |
Hình thức thi |
Thời gian thi |
1
|
Lý thuyết chuyên môn |
Viết |
Không quá 180 phút |
Trắc nghiệm |
Không quá 180 phút |
Vấn đáp |
60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/HS-SV) |
2 |
Thực hành |
Kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một phần của sản phẩm hoặc một sản phẩm, dịch vụ, công việc |
Từ 1 ngày đến 3 ngày và không quá 8 giờ/ngày |
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng theo quy định.
7.6 Các chú ý khác:
– Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp lên Cao đẳng, Cơ sở dạy nghề cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun mà trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp chưa giảng dạy.
– Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc tổ chức, quản lý nhưng phải đảm bảo logic về mặc nhận thức các kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng.
– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình này để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ Cao đẳng, Sơ cấp (tuỳ theo nhu cầu của người học)./.
Cao đẳng: Điện công nghiệp
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Nghề: Điện công nghiệp
Mã nghề: 6520227
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương trở lên
Thời gian đào tạo: 2,0 (năm học)
- Giới thiệu chương trình/mô tả ngành, nghề đào tạo
Ngành Điện công nghiệp là nghề thực hiện việc lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện, tủ phân phối điện, mạng điện chiếu sáng, máy điện và thiết bị điện trong các xí nghiệp công nghiệp với các môi trường trong nhà, ngoài trời, mỏ, hầm lò trong điều kiện an toàn lao động.
- Mục tiêu đào tạo:
2.1 Mục tiêu chung:
– Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất, dịch vụ có trình độ Cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề Điện công nghiệp.
– Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
2.2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
– Kiến thức:
+Trình bày được những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện cho người và thiết bị
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các thiết bị điện, khí cụ điện và vật liệu điện;
+ Trình bày được các phương pháp đo các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;
+ Trình bày được các khái niệm, định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha;
+ Phân tích được các ký hiệu quy ước trên bản vẽ điện;
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy điện;
+ Trình bày được các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhóm vật liệu điện thông dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn IEC;
+ Phân tích được nguyên lý của các loại cảm biến; các mạch điện cảm biến;
+ Phân tích được cấu tạo, nguyên lý của một số thiết bị điển hình như soft stater, inverter, các bộ biến đổi;
+ Trình bày được cấu tạo, ký hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện thụ động;
+ Trình bày được cấu tạo, ký hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện bán dẫn, các cách mắc linh kiện trong mạch điện, cách xác định thông số kỹ thuật
của linh kiện;
+ Trình bày được cấu tạo một số mạch điện tử đơn giản, ứng dụng linh kiện điện tử và nguyên lý hoạt động của chúng;
+ Mô tả được cách sử dụng các thiết bị đo, các thiết bị hàn;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử công suất;
+ Trình bày được các qui trình trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;
+Trình bày được cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ điều khiển lập trình PLC của các hãng khác nhau;
+ Trình bày được cấu trúc và nguyên lý làm việc của các hệ thống điều khiển giám sát SCADA (Supervision Control And Data Acquisition) trong công
nghiệp;
+ So sánh được ưu nhược điểm của bộ điều khiển PLC với các hệ thống;
+ Mô tả được cấu trúc các phần chính của hệ thống điều khiển: ngôn ngữ, liên kết, định thời của các loại PLC khác nhau;
+ Phân tích được nguyên lý, cấu tạo của hệ thống điều khiển điện khí nén;
+ Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện cụ thể (một phân xưởng, một hộ dùng điện);
+ Vận dụng được các nguyên tắc lắp ráp, sửa chữa thiết bị điện vào hoạt động thực tế của nghề.
+ Đọc hiểu được các thông số và tài liệu kỹ thuật kèm theo hệ thống các thiết bị cơ điện của nhà sản xuất bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
+Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
– Kỹ năng:
+ Đọc được các ký hiệu quy ước trên bản vẽ điện;
+ Lắp đặt thành thạo các hệ thống để bảo vệ an toàn trong công nghiệp và dân dụng;
+ Nhận dạng, lựa chọn và sử dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật các nhóm
vật liệu điện thông dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn IEC;
+ Tổ chức thực hiện được công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và sơ, cấp cứu được người bị điện giật đúng phương pháp;
+ Xác định và phân loại được các loại vật liệu điện, khí cụ điện và thiết bị điện cơ bản;
+ Tính chọn được các loại vật liệu điện, khí cụ điện và thiết bị điện cơ bản;
+ Tháo lắp được các loại vật liệu điện, khí cụ điện;
+ Đo được các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;
+ Tính toán được các thông số kỹ thuật trong mạch điện một chiều, xoay
chiều, xoay chiều ba pha ở trạng thái xác lập và quá độ;
+ Vẽ và phân tích được sơ đồ dây quấn stato của động cơ không đồng bộ một pha, ba pha;
+ Tính toán, quấn lại được động cơ một pha, ba pha bị hỏng theo số liệu có sẵn;
+ Tính toán thông số, quấn được dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;
+ Lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa được máy điện theo yêu cầu;
+ Tháo lắp và sửa chữa được các khí cụ điện đúng theo thông số của nhà sản xuất;
+ Xác định và sửa chữa được các hư hỏng của thiết bị điện gia dụng
theo tiêu chuẩn nhà sản xuất;
+ Lắp đặt được hệ thống chiếu sáng cho hộ gia đình theo bản vẽ thiết kế;
+ Xây dựng và kiểm soát được hệ thống quy trình ISO trong công xưởng hoặc nhà máy;
+ Lắp đặt, sửa chữa được các mạch mở máy, dừng máy cho động cơ 3 pha,1 pha, động cơ một chiều;
+ Lắp ráp được các mạch bảo vệ và tín hiệu;
+ Lắp ráp, sửa chữa được các mạch điện máy cắt gọt kim loại như: mạch
điện máy khoan, máy tiện, phay, bào, mài…và các máy sản xuất như cầu trục,
thang máy, lò điện…;
+ Lắp ráp, cài đặt được các mạch điện cảm biến;
+ Sửa chữa, thay thế được các mạch điện cảm biến;
+ Tính, chọn được dây dẫn, bố trí hệ thống điện phù hợp với điều kiện làm việc, mục đích sử dụng trong một tòa nhà, phân xưởng hoặc nhà máy;
+ Tính, chọn được nối đất và chống sét cho đường dây tải điện và các công trình phù hợp với điều kiện làm việc theo TCVN và Tiêu chuẩn IEC về điện;
+ Lắp đặt được đường dây cung cấp điện cho một tòa nhà, phân xưởng phù hợp với yêu cầu và đạt tiêu chuẩn;
+ Tính, chọn được động cơ điện phù hợp cho một hệ truyền động điện
không điều chỉnh và có điều chỉnh;
+ Xác định được các linh kiện trên sơ đồ mạch điện và thực tế. Vẽ, phân tích các sơ đồ mạch điện cơ bản ứng dụng linh kiện điện tử;
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị đo để đo, kiểm tra các linh kiện điện tử, các thành phần của mạch điện, các tham số của mạch điện;
+ Hàn và tháo lắp thành thạo các mạch điện tử;
+ Kiểm tra được chất lượng các linh kiện điện tử công suất trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất cơ bản;
+ Kết nối thành thạo PLC với PC và với các thiết bị ngoại vi;
+ Viết chương trình cho các loại PLC khác nhau đạt yêu cầu kỹ thuật;
+ Lắp ráp, sửa chữa được các mạch điều khiển điện khí nén trong công
nghiệp như dây truyền phân loại sản phẩm, hệ thống nâng hạ…;
+ Vận hành được mạch theo nguyên tắc, theo qui trình đã định;
+ Lập được kế hoạch bảo trì hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công
nghiệp;
+ Thiết kế được các ứng dụng SCADA trong các hệ thống điều khiển công nghiệp;
+ Lập trình điều khiển giám sát được các hệ thống điều khiển trong công nghiệp;
+ Tháo, lắp được bộ cảm biến và bộ phận/phần tử trong hệ thống tự động hóa, thay thế và hiệu chỉnh các phần tử;
+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tuân thủ, nghiêm túc thực hiện học tập và nghiên cứu, tìm hiểu môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
+ Có đủ sức khỏe, tâm lý vững vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong cả điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ngoài trời, trên cột điện cao đảm bảo an toàn lao động, cũng như có đủ tự tin, kỷ luật để làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài;
+ Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
+ Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp
2.2.2. Chính trị, đạo đức; thể chất và quốc phòng
– Chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác – Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Hiểu biết Hiến pháp, Pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành Điện công nghiệp
+ Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp Công nhân Việt Nam.
+ Sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
– Thể chất, quốc phòng:
+ Đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất.
+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
– Lắp đặt hệ thống điện công trình;
– Vận hành, bảo trì hệ thống điện công trình;
– Lắp đặt và vận hành hệ thống cung cấp điện;
– Bảo trì hệ thống cung cấp điện;
– Lắp đặt tủ điện;
– Sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy điện;
– Lắp đặt hệ thống tự động hóa;
– Vận hành, bảo trì hệ thống tự động hóa;
– Lắp đặt mạch máy công cụ;
– Kinh doanh thiết bị điện.
- Khối lượng kiến thức và thời gian học tập:
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2005 giờ
– Số lượng môn học, mô đun: 23
– Khối lượng học tập các môn học chung: 435 giờ
– Khối lượng học tập các môn học, mô đun chuyên môn: 1570 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 601 giờ; Thực hành, thực tập: 1404 giờ
- Tổng hợp các năng lực của ngành, nghề:
TT |
Mã năng lực |
Tên năng lực |
I |
Năng lực cơ bản (năng lực chung) |
1 |
NLCB-01 |
Giao tiếp cơ bản |
2 |
NLCB-02 |
Chấp hành pháp luật |
3 |
NLCB-03 |
Triển khai công tác quốc phòng an ninh của địa phương |
4 |
NLCB-04 |
Rèn luyện sức khoẻ, phát triển thể lực |
5 |
NLCB-05 |
Sử dụng máy tính, mạng internet |
6 |
NLCB-06 |
Sử dụng tiếng anh giao tiếp cấp độ 2/6 |
7 |
NLCB-07 |
Làm việc nhóm |
8 |
NLCB-08 |
Kỹ năng thuyết trình |
II |
Năng lực cốt lõi (năng lực chuyên môn) |
9 |
NLCL-01 |
Phòng chống cháy nổ, an toàn điện, an toàn lao động và bảo vệ môi trường |
10 |
NLCL-02 |
Phân tích bản vẽ kỹ thuật |
11 |
NLCL-03 |
Thực hiện sơ cấp cứu cơ bản |
12 |
NLCL-04 |
Hàn các linh kiện trong mạch điện tử |
13 |
NLCL-05 |
Tháo lắp các linh kiện điện tử |
14 |
NLCL-06 |
Phân tích bản vẽ điện |
15 |
NLCL-07 |
Đo các thông số điện |
16 |
NLCL-08 |
Sử dụng các dụng cụ đo điện, dụng cụ cầm tay |
17 |
NLCL-09 |
Trình bày nguyên lý hoạt động các loại máy điện |
III |
Năng lực nâng cao |
18 |
NLNC-01 |
Lắp đặt hệ thống cung cấp điện cho toà nhà, xí nghiệp |
19 |
NLNC-02 |
Đọc hiểu thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành |
20 |
NLNC-03 |
Chọn động cơ phù hợp cho từng loại truyền động điện |
21 |
NLNC-04 |
Tính chọn thiết bị điện cơ bản trong mạch |
22 |
NLNC-05 |
Lắp đặt công tắc tơ, khởi động từ |
23 |
NLNC-06 |
Lắp đặt bộ biến tần |
24 |
NLNC-07 |
Lắp đặt tủ điện công nghiệp |
25 |
NLNC-08 |
Lắp ráp mạch điều khiển khí nén thông dụng |
26 |
NLNC-09 |
Xác định hư hỏng và sửa chữa thay thế thiết bị điện gia dụng |
27 |
NLNC-10 |
Viết chương trình mô phỏng PLC |
28 |
NLNC-11 |
Vận hành hệ thống khí nén theo chương trình lắp đặt |
29 |
NLNC-12 |
Lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho hộ gia đình theo bản vẽ |
30 |
NLNC-13 |
Lắp ráp mạch bảo vệ và tín hiệu |
31 |
NLNC-14 |
Tính toán các thông số của động cơ 1 pha, 3 pha |
32 |
NLNC-15 |
Quấn động cơ 3 pha, 1 pha theo số liệu có sẵn |
33 |
NLNC-16 |
Lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy điện |
34 |
NLNC-17 |
Tháo, lắp bộ cảm biến và bộ phận/phần tử trong hệ thống tự động hóa, |
35 |
NLNC-18 |
Thay thế và hiệu chỉnh các phần tử tự động hoá |
36 |
NLNC-19 |
Thiết kế các ứng dụng SCADA trong các hệ thống điều khiển công nghiệp |
- Nội dung chương trình:
Stt |
Mã MH/MĐ |
Tên mô học/ mô đun |
Số tín chỉ |
Thời gian học tập (giờ) |
Tổng số |
Trong đó |
Lý thuyết |
Thực hành/thực tập/thí nghiệm/ thảo luận |
Thi/ Kiểm tra |
I |
Các môn học chung |
1 |
MH 01 |
Giáo dục Chính trị |
5 |
75 |
41 |
29 |
5 |
2 |
MH 02 |
Pháp luật |
2 |
30 |
18 |
10 |
2 |
3 |
MH 03 |
Giáo dục thể chất |
2 |
60 |
5 |
51 |
4 |
4 |
MH 04 |
Giáo dục quốc phòng và An ninh |
3 |
75 |
36 |
35 |
4 |
5 |
MH 05 |
Tin học |
3 |
75 |
15 |
58 |
2 |
6 |
MH 06 |
Tiếng Anh |
4 |
120 |
42 |
72 |
6 |
II |
Các môn học, mô đun chuyên môn |
II.1 |
Môn học, mô đun cơ sở |
7 |
MH 07 |
Kỹ năng mềm |
1 |
30 |
10 |
18 |
2 |
8 |
MH 08 |
An toàn điện |
2 |
30 |
28 |
0 |
2 |
9 |
MĐ 09 |
Điện tử cơ bản |
3 |
60 |
28 |
29 |
3 |
10 |
MH 10 |
Lý thuyết mạch điện |
3 |
60 |
28 |
29 |
3 |
11 |
MĐ 11 |
Thiết kế mạch điện trên máy tính |
4 |
90 |
28 |
58 |
4 |
II.2 |
Môn học, mô đun chuyên môn |
12 |
MH 12 |
Tiếng Anh chuyên ngành |
4 |
60 |
42 |
14 |
4 |
13 |
MĐ 13 |
Kỹ thuật đo lường điện và cảm biến |
3 |
60 |
14 |
43 |
3 |
14 |
MĐ 14 |
Điều khiển điện khí nén và thủy lực ứng dụng |
3 |
60 |
14 |
43 |
3 |
15 |
MĐ 15 |
Cung cấp điện |
4 |
60 |
42 |
14 |
4 |
16 |
MĐ 16 |
Trang bị điện |
5 |
120 |
42 |
73 |
5 |
17 |
MĐ 17 |
Thực tập sản xuất |
4 |
160 |
0 |
156 |
4 |
18 |
MĐ 18 |
Kỹ thuật lắp đặt điện |
4 |
90 |
28 |
58 |
4 |
19 |
MĐ 19 |
Bảo trì thiết bị điện gia dụng |
4 |
90 |
28 |
58 |
4 |
20 |
MĐ 20 |
Lập trình PLC |
5 |
120 |
42 |
73 |
5 |
21 |
MĐ 21 |
Điều khiển lập trình cỡ nhỏ |
4 |
90 |
28 |
58 |
4 |
22 |
MĐ 22 |
Máy điện |
5 |
120 |
42 |
43 |
5 |
23 |
MĐ 23 |
Thực tập tốt nghiệp |
6 |
270 |
0 |
264 |
6 |
Tổng cộng |
83 |
2005 |
601 |
1316 |
88 |
- Hướng dẫn sử dụng chương trình:
7.1. Hướng dẫn việc giảng dạy các môn học chung bắt buộc
Các môn học chung bắt buộc gồm môn học Giáo dục an ninh quốc phòng; Tin học; Giáo dục thể chất; Pháp luật; Giáo dục chính trị và Tiếng Anh trình độ Trung cấp, Cao đẳng thực hiện theo chương trình được ban hành tại Thông tư số 10/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 11/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 12/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 13/2018/TTBTBXH; Thông tư số 24/2018/TT-BTBXH ban hành ngày 26/9/2018 và Thông tư số 03/2019/TT-BTBXH ban hành ngày 17/01/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Giáo dục an ninh quốc phòng; Tin học; Giáo dục thể chất; Pháp luật; Giáo dục chính trị và Tiếng Anh trình độ Trung cấp, Cao đẳng
7.2. Đào tạo theo niên chế được tổ chức theo năm học, một năm học có 2 học kỳ, mỗi học kỳ có ít nhất 20 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô đun. Ngoài hai học kỳ chính, hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm kỳ học phụ để người học có điều kiện được học lại, học bù. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 4 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô đun.
7.3. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
– Giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường và nội quy học đường.
– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất giúp cho học sinh nhận thức rõ hơn về nghề nghiệp và khơi nguồn đam mê.
– Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh.
– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài
thời gian đào tạo chính khoá như sau:
Số
TT |
Nội dung |
Thời gian |
1 |
Rèn luyện thể dục, thể thao hằng ngày |
Buổi sáng: 7h10 đến 7h 25
Buổi chiều: 16h30 đến 17h30 |
2 |
Văn hoá, văn nghệ:
– Qua các phương tiện thông tin đại chúng
– Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể |
Sáng thứ hai: Từ 7h10 đến 8h20 |
3 |
Hoạt động thư viện:
Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 |
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể |
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 |
Thăm quan, dã ngoại |
Mỗi học kỳ 1 lần |
7.4. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun được thực hiện ngay sau khi kết thúc chương trình đào tạo của môn học, mô đun đó.
7.5. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp.
– Trường Cao đẳng THACO tổ chức đào tạo theo niên chế:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Lý thuyết chuyên môn và môn thi Thực hành.
– Môn thi, hình thức thi và thời gian thi tốt nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của bảng bên dưới:
Stt |
Môn thi |
Hình thức thi |
Thời gian thi |
1
|
Lý thuyết chuyên môn |
Viết |
Không quá 180 phút |
Trắc nghiệm |
Không quá 180 phút |
Vấn đáp
|
60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên) |
2 |
Thực hành |
Kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một phần của sản phẩm hoặc một sản phẩm, dịch vụ, công việc |
Từ 1 ngày đến 3 ngày và không quá 8 giờ/ngày |
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành theo quy định của trường.
7.6. Các chú ý khác (nếu có):
– Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp lên Cao đẳng, Cơ sở dạy nghề cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun mà trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề chưa giảng dạy.
– Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc tổ chức, quản lý nhưng phải đảm bảo logic về mặc nhận thức các kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng.
– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình này để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ Trung cấp, Sơ cấp (tuỳ theo nhu cầu của người học).
Trung cấp: Điện công nghiệp
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Nghề: Điện công nghiệp
Mã nghề: 520227
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên
Thời gian đào tạo: 1,5 đến 2,0 (năm học)
- Giới thiệu chương trình/mô tả ngành, nghề đào tạo
Ngành Điện công nghiệp là nghề thực hiện việc lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện, tủ phân phối điện, mạng điện chiếu sáng, máy điện và thiết bị điện trong các xí nghiệp công nghiệp với các môi trường trong nhà, ngoài trời, mỏ, hầm lò trong điều kiện an toàn lao động.
- Mục tiêu đào tạo:
2.1 Mục tiêu chung:
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu sử dụng của Công ty cổ phần tập đoàn Trường Hải và các doanh nghiệp trên địa bàn miền Trung, Tây Nguyên. Nhằm mục tiêu góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
2.2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
– Kiến thức:
+ Trình bày được những nguyên tắc và những tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện cho người và thiết bị;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các thiết bị điện, khí cụ điện và vật liệu điện;
+ Trình bày được các phương pháp đo các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;
+ Phát biểu được các khái niệm, định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha;
+ Trình bày được các ký hiệu quy ước trên bản vẽ điện;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy điện;
+ Trình bày được phương pháp tính toán các thông số, quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;
+ Trình bày được tiêu chuẩn kỹ thuật các nhóm vật liệu điện thông dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn IEC;
+ Trình bày được các khái niệm về các tiêu chuẩn ISO 9001:2015;
+ Phân tích được sơ đồ nguyên lý hệ thống điện của các máy công cụ như máy tiện, máy phay, máy khoan, máy bào và các máy sản xuất như băng
tải, cầu trục, thang máy, lò điện…;
+ Trình bày được nguyên lý của các loại cảm biến; các mạch điện cảm biến;
+ Trình bày được nguyên lý của hệ thống cung cấp truyền tải điện;
+ Trình bày được nguyên tắc và phương pháp điều khiển tốc độ của hệ truyền động điện;
+ Phân tích được cấu tạo, nguyên lý của một số thiết bị điển hình như soft stater, inverter, các bộ biến đổi;
+ Trình bày được cấu tạo, ký hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện thụ động;
+ Trình bày được cấu tạo, ký hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện bán dẫn, các cách mắc linh kiện trong mạch điện, cách xác định thông số kỹ thuật
của linh kiện;
+ Trình bày được cấu tạo một số mạch điện tử đơn giản ứng dụng linh kiện điện tử và nguyên lý hoạt động của chúng;
+ Mô tả được cách sử dụng các thiết bị đo, các thiết bị hàn;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử công suất;
+ Trình bày được các quy trình trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Trình bày được cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ điều khiển lập trình;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
– Kỹ năng:
+ Đọc được các ký hiệu quy ước trên bản vẽ điện;
+ Tính toán được thông số, quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;
+ Lắp đặt được các hệ thống để bảo vệ an toàn trong công nghiệp và dân dụng;
+ Thực hiện được công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và các biện pháp sơ, cấp cứu người bị điện giật;
+ Xác định và phân loại được các loại vật liệu điện, khí cụ điện và thiết bị điện cơ bản;
+ Tính chọn được các loại vật liệu điện, khí cụ điện và thiết bị điện cơ bản;
+ Tháo lắp được các loại vật liệu điện, khí cụ điện;
+ Đo được các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;
+ Tính toán được các thông số kỹ thuật trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha ở trạng thái xác lập và quá độ;
+ Vẽ và phân tích được chính xác sơ đồ dây quấn stato của động cơ khồng bộ một pha, ba pha;
+ Tính toán, quấn lại được động cơ một pha, ba pha bị hỏng theo số liệu có sẵn;
+ Tính toán được thông số, quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;
+ Lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa được máy điện theo yêu cầu;
+ Tháo lắp và sửa chữa được các khí cụ điện đúng theo thông số của nhà sản xuất;
+ Xác định được hư hỏng và sửa chữa được các thiết bị điện gia dụng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất;
+ Lắp đặt được hệ thống chiếu sáng cho hộ gia đình theo bản vẽ thiết kế;
+ Xây dựng và kiểm soát được hệ thống quy trình ISO trong công xưởng hoặc nhà máy;
+ Lắp đặt, sửa chữa được các mạch mở máy, dừng máy cho động cơ 3 pha, 1 pha, động cơ một chiều;
+ Lắp ráp được các mạch bảo vệ và tín hiệu;
+ Lắp ráp, sửa chữa được các mạch điện máy cắt gọt kim loại như: mạch điện máy khoan, máy tiện, phay, bào, mài…và các máy sản xuất như cầu trục,
thang máy, lò điện…;
+ Lắp ráp, cài đặt được các mạch điện cảm biến;
+ Sửa chữa, thay thế được các mạch điện cảm biến;
+ Tính, chọn được dây dẫn, bố trí hệ thống điện phù hợp với điều kiện làm việc, mục đích sử dụng trong một tòa nhà, phân xưởng hoặc nhà máy;
+ Tính, chọn được nối đất và chống sét cho đường dây tải điện và các công trình phù hợp với điều kiện làm việc theo TCVN và Tiêu chuẩn IEC về điện;
+ Lắp đặt được đường dây cung cấp điện cho một tòa nhà, phân xưởng phù hợp với yêu cầu và đạt tiêu chuẩn;
+ Tính, chọn được động cơ điện phù hợp cho một hệ truyền động điện không điều chỉnh và có điều chỉnh;
+ Xác định được các linh kiện trên sơ đồ mạch điện và thực tế. Vẽ, phân tích các sơ đồ mạch điện cơ bản ứng dụng linh kiện điện tử;
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị đo để đo, kiểm tra các linh kiện điện tử, các thành phần của mạch điện, các tham số của mạch điện;
+ Hàn và tháo lắp đúng kỹ thuật các mạch điện tử;
+ Kiểm tra được chất lượng các linh kiện điện tử công suất trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất cơ bản;
+ Kết nối thành thạo PLC với PC và với các thiết bị ngoại vi;
+ Viết được chương trình cho các loại PLC khác nhau đạt yêu cầu kỹ thuật;
+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của
ngành, nghề.
– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tuân thủ, nghiêm túc thực hiện học tập và nghiên cứu, tìm hiểu môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
+ Có đủ sức khỏe, tâm lý vững vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt dể làm việc trong cả điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ngoài trời, trên cột điện cao đảm bảo an toàn lao động, cũng như có đủ tự tin, kỷ luật để làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài;
+ Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
+ Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp.
2.2.2. Chính trị, đạo đức; thể chất và quốc phòng:
– Chính trị, đạo đức:
+ Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực nghề nghiệp;
+ Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;
+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;
+ Tích cực học tập nâng cao trình độ, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp để đáp ứng yêu cầu của sản xuất hiện đại;
– Thể chất, quốc phòng:
+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;
+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền và các môn thể thao bổ trợ cho hoạt động nghề nghiệp;
+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;
+ Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn và chiến thuật quân sự, vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
– Lắp đặt hệ thống điện công trình;
– Lắp đặt và vận hành hệ thống cung cấp điện;
– Lắp đặt tủ điện;
– Sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy điện;
– Lắp đặt hệ thống điện năng lượng tái tạo;
– Lắp đặt mạch máy công cụ;
– Sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng mạch máy công cụ;
– Kinh doanh thiết bị điện
4. Khối lượng kiến thức và thời gian học tập:
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 1425 giờ
– Số lượng môn học, mô đun: 18
– Khối lượng học tập các môn học chung: 255 giờ
– Khối lượng học tập các môn học, mô đun chuyên môn: 1170 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 356 giờ; Thực hành, thực tập: 1069 giờ
- Tổng hợp các năng lực của ngành, nghề:
TT |
Mã năng lực |
Tên năng lực |
I |
Năng lực cơ bản (năng lực chung) |
1 |
NLCB-01 |
Giao tiếp cơ bản |
2 |
NLCB-02 |
Chấp hành pháp luật |
3 |
NLCB-03 |
Triển khai công tác quốc phòng an ninh của địa phương |
4 |
NLCB-04 |
Rèn luyện sức khoẻ, phát triển thể lực |
5 |
NLCB-05 |
Sử dụng máy tính, mạng internet |
6 |
NLCB-06 |
Sử dụng tiếng anh giao tiếp cấp độ 2/6 |
7 |
NLCB-07 |
Làm việc nhóm |
8 |
NLCB-08 |
Kỹ năng thuyết trình |
II |
Năng lực cốt lõi (năng lực chuyên môn) |
9 |
NLCL-01 |
Phòng chống cháy nổ, an toàn điện, an toàn lao động và bảo vệ môi trường |
10 |
NLCL-02 |
Phân tích bản vẽ kỹ thuật |
11 |
NLCL-03 |
Thực hiện sơ cấp cứu cơ bản |
12 |
NLCL-04 |
Hàn các linh kiện trong mạch điện tử |
13 |
NLCL-05 |
Tháo lắp các linh kiện điện tử |
14 |
NLCL-06 |
Phân tích bản vẽ điện |
15 |
NLCL-07 |
Đo các thông số điện |
16 |
NLCL-08 |
Sử dụng các dụng cụ đo điện, dụng cụ cầm tay |
17 |
NLCL-09 |
Trình bày nguyên lý hoạt động các loại máy điện |
III |
Năng lực nâng cao |
18 |
NLNC-01 |
Lắp đặt hệ thống cung cấp điện cho toà nhà, xí nghiệp |
19 |
NLNC-02 |
Lắp đặt công tắc tơ, khởi động từ |
20 |
NLNC-03 |
Lắp đặt bộ biến tần |
21 |
NLNC-04 |
Lắp đặt tủ điện công nghiệp |
22 |
NLNC-05 |
Xác định hư hỏng và sửa chữa thay thế thiết bị điện gia dụng |
23 |
NLNC-06 |
Viết chương trình mô phỏng PLC đơn giản |
24 |
NLNC-07 |
Lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho hộ gia đình theo bản vẽ |
25 |
NLNC-08 |
Lắp ráp mạch bảo vệ và tín hiệu |
26 |
NLNC-09 |
Quấn động cơ 3 pha, 1 pha theo số liệu có sẵn |
27 |
NLNC-10 |
Lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy điện |
6. Nội dung chương trình:
Stt |
MH/
MĐ |
Tên môn học, mô đun |
Thời gian học tập (giờ) |
Số tín chỉ |
Tổng số |
Trong đó |
Lý thuyết |
Thực hành/thực tập/thí nghiệm/ thảo luận |
Thi/
Kiểm tra |
I |
Các môn học chung |
1 |
MH 01 |
Giáo dục Chính trị |
2 |
30 |
15 |
13 |
2 |
2 |
MH 02 |
Pháp luật |
1 |
15 |
9 |
5 |
1 |
3 |
MH 03 |
Giáo dục thể chất |
1 |
30 |
4 |
24 |
2 |
4 |
MH 04 |
Giáo dục Quốc phòng và An ninh |
2 |
45 |
21 |
21 |
3 |
5 |
MH 05 |
Tin học |
2 |
45 |
15 |
29 |
1 |
6 |
MH 06 |
Tiếng Anh |
3 |
90 |
30 |
56 |
4 |
II |
Các môn học, mô đun chuyên môn |
II.1 |
Môn học, mô đun cơ sở |
7 |
MH 07 |
Kỹ năng mềm |
1 |
30 |
10 |
18 |
2 |
8 |
MH 08 |
An toàn điện |
2 |
30 |
14 |
14 |
2 |
9 |
MĐ 09 |
Điện tử cơ bản |
3 |
60 |
28 |
29 |
3 |
II.2 |
Môn học, mô đun chuyên môn |
10 |
MĐ 10 |
Kỹ thuật đo lường điện và cảm biến |
3 |
60 |
14 |
43 |
3 |
11 |
MĐ 11 |
Thực tập sản xuất |
5 |
225 |
0 |
220 |
5 |
12 |
MĐ 12 |
Cung cấp điện |
4 |
60 |
42 |
14 |
4 |
13 |
MĐ 13 |
Trang bị điện |
4 |
90 |
28 |
58 |
4 |
14 |
MĐ 14 |
Máy điện |
5 |
120 |
42 |
73 |
5 |
15 |
MĐ 15 |
PLC cơ bản |
4 |
75 |
28 |
43 |
4 |
16 |
MĐ 16 |
Bảo trì thiết bị điện gia dụng |
4 |
75 |
28 |
43 |
4 |
17 |
MĐ 17 |
Kỹ thuật lắp đặt điện |
4 |
75 |
28 |
43 |
4 |
18 |
MĐ 18 |
Thực tập tốt nghiệp |
6 |
270 |
0 |
264 |
6 |
|
Tổng cộng: |
56 |
1425 |
356 |
1010 |
59 |
- Hướng sử dụng chương trình:
7.1. Hướng dẫn việc giảng dạy các môn học chung bắt buộc
Các môn học chung bắt buộc gồm môn học Giáo dục an ninh quốc phòng; Tin học; Giáo dục thể chất; Pháp luật; Giáo dục chính trị và Tiếng Anh trình độ Trung cấp, Cao đẳng thực hiện theo chương trình được ban hành tại Thông tư số 10/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 11/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 12/2018/TT-BTBXH, Thông tư số 13/2018/TTBTBXH; Thông tư số 24/2018/TT-BTBXH ban hành ngày 26/9/2018 và Thông tư số 03/2019/TT-BTBXH ban hành ngày 17/01/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Giáo dục an ninh quốc phòng; Tin học; Giáo dục thể chất; Pháp luật; Giáo dục chính trị và Tiếng Anh trình độ Trung cấp, Cao đẳng
7.2. Đào tạo theo niên chế được tổ chức theo năm học, một năm học có 2 học kỳ, mỗi học kỳ có ít nhất 20 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô đun. Ngoài hai học kỳ chính, hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm kỳ học phụ để người học có điều kiện được học lại, học bù. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 4 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô đun.
7.3. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
– Giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường và nội quy học đường.
– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất giúp cho học sinh nhận thức rõ hơn về nghề nghiệp và khơi nguồn đam mê.
– Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh.
– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài
thời gian đào tạo chính khoá như sau:
Số
TT |
Nội dung |
Thời gian |
1 |
Rèn luyện thể dục, thể thao hằng ngày |
Buổi sáng: 7h10 đến 7h 25
Buổi chiều: 16h30 đến 17h30 |
2 |
Văn hoá, văn nghệ:
– Qua các phương tiện thông tin đại chúng
– Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể |
Sáng thứ hai: Từ 7h10 đến 8h20 |
3 |
Hoạt động thư viện:
Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 |
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể |
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 |
Thăm quan, dã ngoại |
Mỗi học kỳ 1 lần |
7.4. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun được thực hiện ngay sau khi kết thúc chương trình đào tạo của môn học, mô đun đó.
7.5. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
– Trường Cao đẳng THACO tổ chức đào tạo theo niên chế:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Môn Lý thuyết chuyên môn và môn Thực hành
– Môn thi, hình thức thi và thời gian thi tốt nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của bảng bên dưới:
Số TT |
Môn thi |
Hình thức thi |
Thời gian thi |
1
|
Lý thuyết chuyên môn |
Viết |
Không quá 180 phút |
Trắc nghiệm |
Không quá 180 phút |
Vấn đáp
|
60 phút
(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên) |
2 |
Thực hành |
Kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một phần của sản phẩm hoặc một sản phẩm, dịch vụ, công việc |
Từ 1 ngày đến 3 ngày và không quá 8 giờ/ngày |
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng Trung cấp Điện công nghiệp.
7.6 Các chú ý khác
– Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ Sơ cấp lên Trung cấp, Cơ sở Giáo dục nghề nghiệp cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun mà trong chương trình đào tạo trình độ Sơ cấp nghề chưa giảng dạy.
– Cơ sở Giáo dục nghề nghiệp có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc tổ chức, quản lý nhưng phải đảm bảo logic về mặc nhận thức cũng như rèn luyện kỹ năng.
– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình này để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ Sơ cấp (tuỳ theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ Cao đẳng./.