Khoa công nghệ ô tô

GIỚI THIỆUChương trình Cao đẳng Công nghệ ô tôChương trình Trung cấp Công nghệ ô tôĐào tạo cấp Chứng chỉ

LÃNH ĐẠO KHOA

TRƯỞNG KHOA

  • ThS. Lê Quang Tuyến
  • Điện thoại: 0938 808719
  • Email: lequangtuyen@thaco.com.vn

GIỚI THIỆU CHUNG

Khoa Công nghệ Ô tô được thành lập năm 2010, từ những ngày đầu thành lập trường Cao đẳng Nghề Chu Lai – Trường Hải (nay là Trường Cao đẳng THACO), trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, Khoa Công nghệ Ô tô đã khẳng định được thương hiệu và uy tín trong công tác đào tạo nghề cho học viên, trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho Thaco nói riêng và các địa phương thuộc khu vực Trung Trung Bộ nói chung.

Khoa Công nghệ Ô tô là khoa chủ lực của trường Cao đẳng THACO trong lĩnh vực đào tạo và các hoạt động khác. Khoa có đội ngũ giảng viên là những kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ đã từng trải qua các vị trí phụ trách kỹ thuật, phụ trách quản lý tại các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô nên có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác đào tạo và quản lý. Vì vậy, sinh viên của khoa sau khi ra trường được đánh giá cao về trình độ chuyên môn, có tay nghề vững vàng, đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

Hiện nay khoa đang áp dụng Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Ô tô thuộc các bậc cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Các chương trình đào tạo của khoa luôn được cập nhật các công nghệ mới theo hướng tự động hóa và kết nối đang được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp ô tô.  

Các chương trình đào tạo:

  • Cao đẳng: Công nghệ Ô tô
  • Trung cấp: Công nghệ Ô tô
  • Sơ cấp: Công nghệ Ô tô; Công nghệ sơn Ô tô; Kỹ thuật sửa chữa thân vỏ Ô tô; Điện và điện lạnh Ô tô
Trình độ Nghề Số môn học/ mô đun Trong đó phân bổ thời gian (giờ) Thời gian đào tạo
Lý thuyết Thực hành Thực tập Hoạt động khác
Cao đẳng Công nghệ ô tô 32 675 1.447   24 tháng
Trung cấp Công nghệ ô tô 26 528 1.035   18 tháng
Sơ cấp Công nghệ ô tô 10 92 208 dưới 4 tháng
Công nghệ sơn ô tô 3 35 315
Vận hành xe nâng 3 34 266

CHỈ TIÊU TUYỂN SINH ĐƯỢC TỔNG CỤC GDNN CHO PHÉP

Trình độ Nghề Quy mô đào tạo
Cao đẳng Công nghệ ô tô 90
Trung cấp Công nghệ ô tô 35
Sơ cấp Công nghệ ô tô 60
Công nghệ sơn ô tô 40
Vận hành xe nâng 60

ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ


CƠ SỞ VẬT CHẤT

Khoa Công nghệ Ô tô hiện đang sở hữu hệ thống nhà xưởng lên đến 1.840 m2, bao gồm:

– 04 khu giảng dạy lý thuyết có đầy đủ thiết bị hỗ trợ cho công tác giảng dạy.

– 06 khu vực trưng bày mô hình hệ thống, thiết bị trên ô tô và khu vực dành cho thực hành tháo lắp, đo đạc, chẩn đoán của sinh viên và nghiên cứu của giảng viên.

– Kho chứa công cụ, dụng cụ đồ nghề, trang thiết bị phục vụ việc thực hành, nghiên cứu.

Ngoài ra, Khoa còn được bố trí các phòng để giảng dạy chuyên đề, môn học lý thuyết.

CHUẨN ĐẦU RA VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM

– Trình độ Cao đẳng

Chuẩn đầu ra

Cơ hội việc làm

– Thực hiện các công việc chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng thuộc các hệ thống động cơ và truyền động, hệ thống chassis và hệ thống điện ô tô.

– Kỹ thuật viên tại các trung tâm dịch vụ, các đơn vị vận tải bằng ô tô

– Lập được kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa của trung tâm dịch vụ, các đơn vị vận tải bằng ô tô

– Chuyên viên kế hoạch kỹ thuật tại các trung tâm dịch vụ, các đơn vị vận tải bằng ô tô.

– Vận hành được máy móc, thiết bị trong nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô.

– Chuyên viên tư vấn dịch vụ sau bán hàng

– Phân tích và tư vấn cho khách hàng pháp sửa chữa, thay thế liên quan đến hư hỏng của ô tô

– Kỹ thuật viên vận hành máy móc, thiết bị tại các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô

– Kỹ thuật viên kiểm định xuất xưởng

– Quản lý kho vật tư tại các trung tâm

– Trình độ Trung cấp

Chuẩn đầu ra

Cơ hội việc làm

– Thực hiện các công việc chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng thuộc các hệ thống truyền động, hệ thống chassis và hệ thống điện ô tô.

– Kỹ thuật viên tại các trung tâm dịch vụ, các đơn vị vận tải bằng ô tô

– Vận hành được máy móc, thiết bị trong nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô.

– Chuyên viên tư vấn dịch vụ sau bán hàng

– Kỹ thuật viên vận hành máy móc, thiết bị tại các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô

– Kỹ thuật viên kiểm định xuất xưởng

– Quản lý kho vật tư tại các trung tâm

– Trình độ Sơ cấp

Nghề

Chuẩn đầu ra

Cơ hội việc làm

Công nghệ ô tô

– Thực hiện các công việc chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng thuộc hệ thống điện – điện lạnh trên ô tô

– Thực hiện được việc bảo dưỡng các hệ thống trên ô tô

– Kỹ thuật viên dịch vụ chuyên về điện – điện lạnh tại các trung tâm dịch vụ và các đơn vị vận tải bằng ô tô

– Kỹ thuật viên về bảo dưỡng tại các trung tâm dịch vụ và các đơn vị vận tải bằng ô tô

– Nhân viên cấp phát vật tư tại các trung tâm dịch vụ và các đơn vị vận tải bằng ô tô

Công nghệ sơn ô tô

– Thực hiện công việc sơn dịch vụ ô tô đúng quy trình kỹ thuật

– Thực hiện công việc sơn sản xuất ô tô đúng quy trình kỹ thuật

– Kỹ thuật viên sơn ô tô tại các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa.

– Kỹ thuật viên sơn ô tô tại các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô.

Vận hành xe nâng

– Vận hành được xe nâng đúng kỹ thuật, an toàn và hiệu quả

– Bảo dưỡng định kỳ xe nâng đúng quy trình, an toàn và hiệu quả.

– Kỹ thuật viên vận hành xe nâng

THÀNH TÍCH NỔI BẬT:

  • Năm 2011: Đạt 01 giải Ba tại hội giảng giáo viên dạy nghề Tỉnh Quảng Nam
  • Năm 2013: Đạt 01 giải Nhất, 01 giải Ba tại hội thi thiết bị đào tạo tự làm Tỉnh Quảng Nam. Đạt 01 giải khuyến khích tại hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc
  • Năm 2014: Đạt 01 giải Ba tại hội giảng giáo viên dạy nghề Tỉnh Quảng Nam
  • Năm 2015: Đạt 01 giải khuyến khích tại hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc
  • Năm 2016: Đạt 02 giải Nhì tại hội thi thiết bị đào tạo tự làm Tỉnh Quảng Nam
  • Đạt 01 giải Ba, 01 giải khuyến khích tại hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc
  • Năm 2017: Đạt 01 giải Nhì, 01 giả Ba tại hội giảng giáo viên dạy nghề Tỉnh Quảng Nam
  • Năm 2018: Đạt 01 giải khuyến khách tại hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc
  • Năm 2019: Đạt 01 giải khuyến khích tại hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOA

– 100% giáo viên được nâng cấp trình độ theo kế hoạch phát triển nhân sự của nhà trường: tiếng Anh, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm;

– 100% chương trình, giáo trình được cập nhật, chuẩn hóa;

– Bổ sung được 100% thiết bị đào tạo áp ứng nhu cầu giảng dạy:

     + 50% thiết bị đào tạo KTV sơn trong danh mục;

     + 100% công cụ, dụng cụ trong danh mục được rà soát, chuẩn hóa và bổ sung.

– 100% bộ đề thi kết thúc môn học, mô đun, đề thi tốt nghiệp được rà soát, chuẩn hóa và bổ sung;

– 100% môn học/ mô đun có bài giảng bằng slide;

– 50% môn học/ mô đun có bài giảng ở dạng video về kiến thức, kỹ năng;

– Trên 95% sinh viên trong độ tuổi lao động được tham gia thực tế sản xuất tại các nhà máy của THACO, tại các showroom của THACO trên cả nước;

– Đầu ra của HS-SV có trên 90% đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế của các đơn vị tuyển dụng;

– 100% sinh viên được đào tạo kiến thức về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường;

– 100% sinh viên được thông tin về việc tham gia các hoạt động đoàn thể của nhà trường, hoạt động vui chơi, giải trí…

Tên nghề: Công nghệ ô tô

Mã nghề: 6510216

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyền sinh: Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo: 2 đến 3 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

          + Kiến thức thực tế và lý thuyết vững trong phạm vi nghề Công nghệ ô tô;

          + Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng được yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn;

          + Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc;

          + Kiến thức về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo;

          + Kỹ năng nhận thức và tư duy sáng tạo để xác định, phân tích và đánh giá thông tin trong phạm vi rộng;

          + Kỹ năng thực hành nghề nghiệp giải quyết phần lớn các công việc phức tạp trong phạm vi nghề Công nghệ ô tô;

          + Kỹ năng truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác tại nơi làm việc;

          + Năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;

          + Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

          + Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

          + Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

– Kiến thức:

+ Vận dụng được kiến thức cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô;

+ Hiểu được cách đọc bản vẽ kỹ thuật và phương pháp tra cứu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;

+ Giải thích được nội dung công việc trong quy trình kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

+ Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm của từng loại chi tiết, hệ thống trên ô tô;

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực của ô tô hiện đại;

+ Trình bày được các phương pháp chẩn đoán hư hỏng của các cơ cấu và hệ thống trên ô tô;

+ Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề Công nghệ ô tô;

+ Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp;

+ Nêu được nội dung và những nguyên lý cơ bản trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất.

– Kỹ năng:

+ Lựa chọn và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo lắp, đo và kiểm tra trong nghề Công nghệ ô tô;

+ Thực hiện công việc tháo, lắp, chẩn đoán và khắc phục các hư hỏng của hệ thống điều khiển bằng điện, khí nén, thuỷ lực trong ô tô;

+ Lập qui trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;

+ Lập được kế hoạch sản xuất, tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp;

+ Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc, sử dụng máy vi tính tra cứu các tài liệu chuyên môn và soạn thảo văn bản;

+ Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;

+ Đào tạo bồi dưỡng được về kiến thức kỹ năng, kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp hơn.

1.2.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

– Chính trị, đạo đức:

+ Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư­ tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực nghề nghiệp;

+ Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ đ­ược giao;

+ Tích cực học tập nâng cao trình độ; rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp để đáp ứng yêu cầu của sản xuất hiện đại.

– Thể chất, quốc phòng;

+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến và các môn thể thao bổ trợ cho hoạt động nghề nghiệp;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ tổ quốc;

+ Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn;

+ Vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Người lao động kỹ thuật có trình độ cao đẳng nghề Công nghệ ô tô sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm tại các các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, nhà máy lắp ráp và các cơ sở đào tạo nghề, được phân công làm việc ở các vị trí:

– Kỹ thuật viên tại các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

– Chuyên viên kỹ thuật tại các công ty vận tải ô tô;

– Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô;

– Kỹ thuật vận hành máy móc, thiết bị tại các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô;

– Giáo viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghề.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

Số lượng môn học, mô đun: 32

Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 93 Tín chỉ

Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 435 giờ

Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.785 giờ

Khối lượng lý thuyết: 675 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1.447 giờ

3. Nội dung chương trình

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/
thí nghiệm/ bài tập/ thảo luận

Thi/ Kiểm tra

I

Các môn học chung

18

435

157

255

23

MH 01

Chính trị

4

75

41

29

5

MH 02

Pháp  luật

1

30

18

10

2

MH 03

Giáo dục thể chất

2

60

5

51

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng – An ninh

3

75

36

35

4

MH 05

Tin học

3

75

15

58

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

5

120

42

72

6

II

Các môn học, mô đun chuyên môn

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

12

255

98

145

12

MH 07

Kỹ năng mềm

2

30

28

0

2

MĐ 08

Cơ khí đại cương

2

45

14

29

2

MĐ 09

Khí nén và thủy lực ứng dụng

2

45

14

29

2

MH 10

Vẽ kỹ thuật

4

90

28

58

4

MĐ 11

Cấu tạo chung ô tô

2

45

14

29

2

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn chung

42

930

308

580

42

MH 12

Anh văn chuyên ngành

4

90

28

58

4

MĐ 13

Quy trình công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô

2

45

14

29

2

MĐ 14

Thiết bị bảo dưỡng và sửa chữa ô tô

3

75

14

58

3

MĐ 15

Kỹ thuật xử lý hư hỏng trên ô tô

2

30

28

0

2

MĐ 16

Hệ thống điện cơ bản trên ô tô

5

120

28

87

5

MĐ 17

Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ đốt trong

6

150

28

116

6

MĐ 18

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền động trên ô tô

4

90

28

58

4

MĐ 19

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo

2

45

14

29

2

MĐ 20

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái

2

45

14

29

2

MĐ 21

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh

4

90

28

58

4

MĐ 22

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

3

60

28

29

3

MH 23

Quản lý xưởng ô tô

2

30

28

0

2

MH 24

Điều khiển điện tử trên ô tô

3

60

28

29

3

MĐ 25

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu và đánh lửa trên động cơ xăng

2

45

14

29

2

MĐ 26

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu trên động cơ diesel

2

45

14

29

2

MĐ 27

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống an toàn hiện đại trên ô tô (ABS, TCS, ASR…)

2

60

14

44

2

MĐ 28

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái EPS

2

45

14

29

2

MĐ 29

Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

4

90

28

58

4

MĐ 30

Mạng giao tiếp và hệ thống điện thân xe hiện đại

2

45

14

29

2

MĐ 31

Kỹ thuật xử lý dao động và tiếng ồn trên ô tô

2

45

14

29

2

MĐ 32

Thực tập sản xuất

5

225

0

220

5

Tổng cộng (I+II)

93

2.220

675

1.447

98

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình:        

4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

– Giới thiệu về nghề nghiệp cho sinh viên khi mới nhập trường;

– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất;

– Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện sinh viên;

– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài

– Học tập nội quy, quy chế và văn hóa Công ty.

Thời gian đào tạo chính khoá như sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Rèn luyện thể dục, thể thao hằng ngày

Buổi sáng: 7h10 đến 7h 25;

Buổi chiều: 16h 30 đến 17h30

2

Văn hoá, văn nghệ:

– Qua các phương tiện thông tin đại chúng

– Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể

Sáng thứ hai: từ 7h10 đến 8h 20

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun

Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun được thực hiện ngay sau khi kết thúc chương trình đào tạo của môn học, mô đun đó.

4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

Trường Cao đẳng Thaco tổ chức đào tạo theo niên chế với quy định cụ thể như sau:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.

– Môn thi, hình thức thi và thời gian thi tốt nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của bảng bên dưới:

 

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

Trắc nghiệm

Từ 45 phút đến 60 phút

2

 

Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp

Viết

Không quá 180 phút

Trắc nghiệm

Không quá 180 phút

Vấn đáp

 

60 phút

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

3

Thực hành nghề nghiệp

Kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một phần của sản phẩm hoặc một sản phẩm, dịch vụ, công việc

Từ 1 ngày đến 3 ngày và không quá 8 giờ/ngày

+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.

4.4 Các chú ý khác                                                                                                

– Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp lên Cao đẳng, cơ sở dạy nghề cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun mà trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề chưa giảng dạy;

– Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc tổ chức, quản lý nhưng phải đảm bảo logic về mặc nhận thức các kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng;

– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình này để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ Trung cấp, Sơ cấp (tuỳ theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ Trung cấp và Cao đẳng./.

Tên nghề: Công nghệ ô tô

Mã nghề: 5510216

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyền sinh: Học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo: 1 đến 2 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

          + Kiến thức thực tế và lý thuyết tương đối rộng trong phạm vi nghề công nghệ ô tô.

          + Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng được yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn.

          + Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

          + Kỹ năng nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề bằng việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp cơ bản, công cụ, tài liệu và thông tin.

          + Kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của ngành, nghề đào tạo trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế; đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

          + Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

          + Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm.

          + Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn.

          + Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

– Kiến thức:

+ Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô;

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trên ô tô;

+ Hiểu được cách đọc bản vẽ kỹ thuật và phương pháp tra cứu tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;

+ Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận, hệ thống trên ô tô;

+ Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề Công nghệ ô tô;

+ Xác định và trình bày được quy trình thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa khung vỏ ô tô;

+ Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp.

– Kỹ năng:

+ Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong nghề công nghệ ô tô;

+ Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động;

+ Thực hiện được công việc bảo dưỡng các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực trong ô tô;

+ Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc; sử dụng máy vi tính tra cứu được các tài liệu chuyên môn và soạn thảo văn bản;

+ Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình sửa chữa các hệ thống trên ô tô, khung vỏ ô tô;

+ Có khả năng tiếp thu công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;

+ Kèm cặp và hướng dẫn tay nghề cho thợ bậc thấp hơn.

1.2.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

– Chính trị, đạo đức:

      + Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư­ tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực nghề nghiệp;

      + Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ đ­ược giao;

      + Tích cực học tập nâng cao trình độ; rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp để đáp ứng yêu cầu của sản xuất hiện đại.

– Thể chất, quốc phòng:

       + Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến và các môn thể thao bổ trợ cho hoạt động nghề nghiệp;

       + Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ tổ quốc;

       + Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn;

       + Biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Người lao động kỹ thuật có trình độ Trung cấp, nghề Công nghệ ô tô sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, nhà máy lắp ráp và các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, được phân công làm việc ở các vị trí:

  • Kỹ thuật viên sửa chữa Máy – Gầm – Điện và kỹ thuật viên sửa chữa Khung vỏ ô tô tại các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
  • Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau

bán hàng của các hãng ô tô;

  • Kỹ thuật vận hành máy móc, thiết bị tại các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

  • Số lượng môn học, mô đun: 26
  • Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 72 Tín chỉ
  • Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 255 giờ
  • Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1380 giờ
  • Khối lượng lý thuyết: 528 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1035 giờ

3. Nội dung chương trình

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/

thí nghiệm/ bài tập/ thảo luận

 

Thi/ Kiểm tra

I

Các môn học chung

12

255

94

148

13

MH 01

Chính trị

2

30

15

13

2

MH 02

Pháp  luật

1

15

9

5

1

MH 03

Giáo dục thể chất

1

30

4

24

2

MH 04

Giáo dục quốc phòng – An ninh

2

45

21

21

3

MH 05

Tin học

2

45

15

29

1

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

4

90

30

56

4

II

Các môn học, mô đun chuyên môn

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

10

210

84

116

10

MH 07

Kỹ năng mềm

2

30

28

0

2

MĐ 08

Cơ khí đại cương

2

45

14

29

2

MH 09

Vẽ kỹ thuật

4

90

28

58

4

MĐ 10

Cấu tạo chung ô tô

2

45

14

29

2

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn

35

765

266

465

34

MĐ 11

Thiết bị bảo dưỡng và sửa chữa ô tô

3

75

14

58

3

MĐ 12

Hệ thống điện cơ bản trên ô tô

5

120

28

88

4

MĐ 13

Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ đốt trong

6

150

28

116

6

MĐ 14

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền động trên ô tô

4

90

28

58

4

MĐ 15

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo

2

45

14

29

2

MĐ 16

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái

2

45

14

29

2

MĐ 17

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh

4

90

28

58

4

MĐ 18

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

3

60

28

29

3

MĐ 19

Kỹ thuật xử lý hư hỏng trên ô tô

2

30

28

0

2

MĐ 20

Hệ thống nhiên liệu và đánh lửa trên động cơ xăng

2

30

28

0

2

MĐ 21

Hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel

2

30

28

0

2

II.3

Môn học, mô đun tự chọn (Cấp chứng chỉ KTV Đồng)

15

405

84

306

15

MĐ 22

Cấu tạo thân vỏ ôtô

2

30

28

0

2

MĐ 23

Kỹ thuật nguội

3

75

14

58

3

MĐ 24

Kỹ thuật hàn, cắt kim loại

3

75

14

58

3

MĐ 25

Kỹ thuật sửa chữa khung vỏ ô tô

4

90

28

58

4

MĐ 26

Thực tập sản xuất

3

135

0

132

3

Tổng cộng

72

1635

528

1035

72

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

– Học tập nội quy quy chế, văn hóa Công ty và giới thiệu nghề nghiệp cho sinh viên khi mới nhập trường;

– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất;

– Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện sinh viên;

– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá như sau:

Số

TT

Nội dung

Thời gian

1

Rèn luyện thể dục, thể thao hằng ngày

Buổi sáng: 7h10 đến 7h 25;

Buổi chiều: 16h 30 đến 17h30

2

Văn hoá, văn nghệ:

– Qua các phương tiện thông tin đại chúng

– Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể

Sáng thứ hai: từ 7h10 đến 8h 20

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun

Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun được thực hiện ngay sau khi kết thúc chương trình đào tạo của môn học, mô đun đó.

4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

Trường Trung cấp nghề Chu Lai – Trường Hải tổ chức đào tạotheo niên chế với quy định cụ thể như sau:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.

– Môn thi, hình thức thi và thời gian thi tốt nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của bảng bên dưới:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

Trắc nghiệm

Từ 45 phút đến 60 phút

2

 

Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp

Viết

Không quá 180 phút

Trắc nghiệm

Không quá 180 phút

Vấn đáp

 

60 phút

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

3

Thực hành nghề nghiệp

Kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một phần của sản phẩm hoặc một sản phẩm, dịch vụ, công việc

Từ 1 ngày đến 3 ngày và không quá 8 giờ/ngày

+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu theo quy định của trường.

4.4 Các chú ý khác

– Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ Sơ cấp lên Trung cấp, Cơ sở dạy nghề cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun mà trong chương trình đào tạo trình độ Sơ cấp nghề chưa giảng dạy;

– Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc tổ chức, quản lý nhưng phải đảm bảo logic về mặc nhận thức cũng như rèn luyện kỹ năng;

– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình này để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ Sơ cấp (tuỳ theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ Trung cấp./.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ

KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ – TRƯỜNG CAO ĐẲNG THACO

  1. TƯ VẤN DỊCH VỤ Ô TÔ
  2. TƯ VẤN BÁN HÀNG
  3. QUẢN LÝ DỊCH VỤ Ô TÔ
  4. QUẢN LÝ BÁN HÀNG Ô TÔ
  5. XỬ LÝ RUNG ĐỘNG VÀ TIẾNG ỒN TRÊN Ô TÔ
  6. ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
  7. MẠNG GIAO TIẾP TRÊN Ô TÔ

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHI TIẾT

A. TƯ VẤN DỊCH VỤ Ô TÔ

1. Tên chương trình đào tạo: TƯ VẤN DỊCH VỤ Ô TÔ 

2. Đối tượng tuyển sinh:

  • Cán bộ, nhân viên đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học về chuyên ngành động lực; công nghệ, kỹ thuật ô tô, giao thông.

3. Mục tiêu đào tạo:

+ Kiến thức: Giải thích rõ về chức năng và hoạt động các hệ thống, cụm, chi tiết trên ô tô; về kinh doanh dịch vụ ô tô và vận dụng được vào vị trí công việc Tư vấn dịch vụ ô tô chuyên nghiệp hoặc bổ sung kiến thức cho các chuyên viên (kế hoạch, tài chính kế toán, quản lý…) cần có kiến thức hệ thống về tư vấn dịch vụ ô tô.

          + Kỹ năng: Thực hiện được các kỹ năng liên quan đến vị trí công việc Tư vấn dịch vụ ô tô chuyên nghiệp ở mức độ cơ bản.

          + Thái độ: Ý thức được về vai trò và nhiệm vụ nghề nghiệp Tư vấn dịch vụ ô tô chuyên nghiệp.

Vị trí việc làm sau khi hoàn thành chương trình đào tạo:

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên được cấp Chứng chỉ đào tạo và có năng lực để làm việc ở vị trí:

+ Tư vấn dịch vụ ô tô chuyên nghiệp tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ ô tô (showroom, đại lý, chi nhánh).

4. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

Số lượng môn học, mô đun: 04 (bốn)

Số lượng tín chỉ: 07 (bảy)

Thời gian đào tạo: 105 giờ/ 14 ngày (lý thuyết: 28 giờ; thực hành, thực tập: 70 giờ, kiểm tra: 7 giờ).

5. Nội dung chương trình

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 01

Vai trò của Tư vấn dịch vụ.

1

15

4

10

1

MĐ 02

Các kỹ năng cơ bản của Tư vấn dịch vụ chuyên nghiệp.

2

30

8

20

2

MĐ 03

Quy trình dịch vụ.

2

30

8

20

2

MH 04

Kiến thức sản phẩm ô tô.

2

30

8

20

2

Tổng cộng

7

105

28

70

7

6. Nội dung môn học

Mã MH/

Tên môn học, mô đun

Nội dung môn học

 
 
 

MĐ 01

Vai trò của Tư vấn dịch vụ

1. Vai trò và nhiệm vụ của Tư vấn dịch vụ.

2. Yêu cầu về năng lực của Tư vấn dịch vụ.

3. Thực hành.

 

MĐ 02

Các kỹ năng cơ bản của Tư vấn dịch vụ chuyên nghiệp

1. Cơ bản về giao tiếp hiệu quả.

2. Kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi khi giao tiếp.

3. Kỹ năng trình bày và đàm phán.

4. Thực hành xử lý tình huống.

 

MĐ 03

Quy trình dịch vụ

1. Cơ bản về Quy trình dịch vụ.

2. Các bước của Quy trình dịch vụ.

3. Thực hành.

 

MH 04

Kiến thức sản phẩm ô tô

1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp ô tô.

2. Các xu hướng phát triển của ô tô hiện đại.

3. Các hệ thống hiện đại trên ô tô.

4. Các sản phẩm ô tô do Thaco sản xuất và phân phối

 

7. Học phí:

– Trọn khóa (đã bao gồm phí cấp Chứng chỉ): 1.750.000đồng/học viên.

(Bằng chữ: Một triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn)  

8. Các chú ý khác: 

– Thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo có thể sắp xếp lại để thuận lợi cho việc tổ chức, quản lý nhưng phải đảm bảo logic về mặc nhận thức các kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng;

 

B. TƯ VẤN BÁN HÀNG Ô TÔ

1. Tên chương trình đào tạo: TƯ VẤN BÁN HÀNG Ô TÔ

2. Đối tượng tuyển sinh:

  • Sinh viên đang học tại các trường cao đẳng, đại học.
  • Cán bộ, nhân viên đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học

3. Mục tiêu đào tạo:

+ Kiến thức: Hiểu rõ về sản phẩm ô tô, phân loại và công dụng ô tô; nguyên lý hoạt động các hệ thống và công nghệ trên ô tô và vận dụng được vào vị trí công việc Tư vấn bán hàng ô tô chuyên nghiệp hoặc bổ sung kiến thức cho các chuyên viên (kế hoạch, tài chính kế toán, quản lý…) cần có kiến thức hệ thống về tư vấn bán hàng ô tô.

          + Kỹ năng: Thực hiện các kỹ năng liên quan đến vị trí công việc Tư vấn bán hàng ô tô chuyên nghiệp ở mức độ cơ bản.

          + Thái độ: Ý thức được vai trò và nhiệm vụ nghề nghiệp Tư vấn bán hàng ô tô chuyên nghiệp.

Vị trí việc làm sau khi hoàn thành chương trình đào tạo:

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên được cấp Chứng chỉ đào tạo và có năng lực để làm việc ở vị trí:

+ Tư vấn bán hàng ô tô chuyên nghiệp tại các đơn vị kinh doanh ô tô (showroom, đại lý, chi nhánh).

4. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

Số lượng môn học, mô đun: 04 (bốn)

Số lượng tín chỉ: 09 (chín)

Thời gian đào tạo: 135 giờ/18 ngày (lý thuyết: 46 giờ; thực hành, thực tập: 80 giờ, kiểm tra: 10 giờ)

5. Nội dung chương trình

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 01

Vai trò của Tư vấn Bán hàng.

1

15

4

10

1

MĐ 02

Các kỹ năng cơ bản của Tư vấn bán hàng chuyên nghiệp.

2

30

8

20

2

MĐ 03

Quy trình bán hàng.

2

30

8

20

2

MH 04

Kiến thức sản phẩm ô tô.

4

60

26

30

4

Tổng cộng

9

135

46

80

10

6. Nội dung môn học

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Nội dung môn học

 
 
 

MĐ 01

Vai trò của Tư vấn bán hàng

1. Vai trò và nhiệm vụ của Tư vấn bán hàng.

2. Yêu cầu về năng lực của Tư vấn bán hàng.

3. Thực hành.

 

MĐ 02

Các kỹ năng cơ bản của Tư vấn bán hàng chuyên nghiệp

1. Cơ bản về giao tiếp hiệu quả.

2. Kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi khi giao tiếp.

3. Kỹ năng trình bày và đàm phán.

4. Thực hành xử lý tình huống.

 

MĐ 03

Quy trình bán hàng

1. Cơ bản về Quy trình bán hàng.

2. Các bước của Quy trình bán hàng.

3. Thực hành.

 

MH 04

Kiến thức sản phẩm ô tô

1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp ô tô.

2. Các xu hướng phát triển của ô tô hiện đại.

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống trên ô tô.

4. Các hệ thống hiện đại trên ô tô.

5. Các phân khúc ô tô.

6. Phân loại ô tô theo quy định của Bộ KH-CN Việt Nam.

7. Các sản phẩm ô tô do Thaco sản xuất và phân phối

 

7. Học phí:

– Trọn khóa (đã bao gồm phí cấp Chứng chỉ) : 2.250.000 đồng/học viên.

(Bằng chữ: Hai triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng chẵn)  

8. Các chú ý khác: 

– Thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo có thể sắp xếp lại để thuận lợi cho việc tổ chức, quản lý nhưng phải đảm bảo logic về mặc nhận thức các kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng;

C. QUẢN LÝ DỊCH VỤ Ô TÔ

1. Tên chương trình đào tạo: QUẢN LÝ DỊCH VỤ Ô TÔ

2. Đối tượng tuyển sinh:

  • Tư vấn dịch vụ ô tô có kinh nghiệm.
  • Cán bộ quản lý tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ ô tô.

3. Mục tiêu đào tạo:

+ Kiến thức: Giải thích rõ về hoạt động kinh doanh dịch vụ tại đơn vị kinh doanh dịch vụ ô tô (showroom, đại lý, chi nhánh) và vận dụng được vào vị trí công việc ở mức độ quản lý dịch vụ ô tô chuyên nghiệp (trưởng nhóm dịch vụ, trưởng phòng dịch vụ…) hoặc bổ sung kiến thức cho các nhân sự cấp quản lý (kế hoạch, tài chính kế toán, quản lý…) cần có kiến thức hệ thống về hoạt động kinh doanh dịch vụ ô tô.

          + Kỹ năng: Thực hiện được các kỹ năng liên quan đến vị trí công việc ở cấp quản lý dịch vụ ô tô chuyên nghiệp.

          + Thái độ: Ý thức được vai trò và nhiệm vụ công tác ở cấp quản lý tại đơn vị kinh doanh dịch vụ ô tô chuyên nghiệp.

Vị trí việc làm sau khi hoàn thành chương trình đào tạo:

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên được cấp Chứng chỉ đào tạo và có năng lực để làm việc ở vị trí:

+ Trưởng nhóm dịch vụ, trưởng phòng dịch vụ hoặc tương đương tại các đơn vị kinh doanh ô tô (showroom, đại lý, chi nhánh).

4. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

Số lượng môn học, mô đun: 07 (bảy)

Số lượng tín chỉ: 08 (tám)

Thời gian đào tạo: 105 giờ/ 14 ngày (lý thuyết: 28 giờ; thực hành, thực tập: 70 giờ, kiểm tra: 7 giờ).

5. Nội dung chương trình

Mã MH/

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 01

Các tiêu chí đánh giá hoạt động dịch vụ

1

15

4

10

1

MH 02

Quản lý chất lượng dịch vụ hiệu quả

1

15

4

10

1

MH 03

Quy trình sản xuất và lắp ráp ô tô

2

30

8

20

2

MH 04

Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian

1

15

4

10

1

MH 05

Xây dựng sự tín nhiệm và duy trì quan hệ khách hàng.

1

15

4

10

1

MH 06

Xử lý khiếu nại từ khách hàng

1

15

4

10

1

MH 07

Kỹ năng quản lý nhóm công tác

1

15

4

10

1

Tổng cộng

8

120

32

80

8

6. Nội dung môn học

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Nội dung môn học

 
 
 

MH 01

Các tiêu chí đánh giá hoạt động dịch vụ

1. Các tiêu chí đánh giá hoạt động dịch vụ.

2. Tác động của thực hiện các tiêu chí đến hoạt động dịch vụ.

2. Cải tiến liên tục các tiêu chí đánh giá.

 

MH 02

Quản lý chất lượng dịch vụ hiệu quả

1. Cơ bản về chất lượng dịch vụ.

2. Vai trò của bộ phận dịch vụ và các chính sách quản lý dịch vụ.

3. Các công cụ cải tiến quản lý chất lượng dịch vụ.

 

MH 03

Quy trình sản xuất và lắp ráp ô tô

1. Các quy định về lắp ráp ô tô dạng CKD.

2. Quy trình công nghệ hàn thân xe.

3. Quy trình công nghệ sơn.

4. Quy trình công nghệ lắp ráp hoàn chỉnh.

5. Quy trình kiểm định ô tô.

 

MH 04

Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian

1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp ô tô.

2. Các xu hướng phát triển của ô tô hiện đại.

3. Các hệ thống hiện đại trên ô tô.

4. Các sản phẩm ô tô do Thaco sản xuất và phân phối

 

MH 05

Xây dựng sự tín nhiệm và duy trì quan hệ khách hàng.

1. Tầm quan trọng của khách hàng trung thành.

2. Các nguyên tắc xây dựng khách hàng trung thành.

3. Phương pháp xây dựng khách hàng trung thành.

4. Tầm quan trọng của duy trì quan hệ khách hàng.

5. Các nguyên nhân làm mất khách hàng.

6. Phương pháp cải thiện việc duy trì mối quan hệ với khách hàng.

 

MH 06

Xử lý khiếu nại từ khách hàng

1. Sự chuẩn bị và tiếp nhận phản đối.

2. Tư vấn.

3. Giải quyết phản đối.

4. Ghi chép lưu trữ và các giải pháp phòng ngừa.

5. Theo dõi sau xử lý. 

 

MH 07

Kỹ năng quản lý nhóm công tác

1. Xây dựng nhóm công tác hiệu quả.

2. Cải thiện hiệu suất nhóm công tác.

3. Hiểu bản thân và hiểu người khác.

4. Đào tạo, huấn luyện

 

7. Học phí:

Trọn khóa (đã bao gồm phí cấp Chứng chỉ): 3.200.000đồng/học viên.

(Bằng chữ: Ba triệu hai trăm ngàn đồng chẵn) 

8. Các chú ý khác: 

– Thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo có thể sắp xếp lại để thuận lợi cho việc tổ chức, quản lý nhưng phải đảm bảo logic về mặc nhận thức các kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng.

D. QUẢN LÝ BÁN HÀNG Ô TÔ

1. Tên chương trình đào tạo: QUẢN LÝ BÁN HÀNG Ô TÔ

2. Đối tượng tuyển sinh:

  • Tư vấn bán hàng có kinh nghiệm.
  • Cán bộ quản lý tại các đơn vị hoạt động kinh doanh ô tô;

3. Mục tiêu đào tạo:

+ Kiến thức: Giải thích rõ về hoạt động kinh doanh tại đơn vị kinh doanh ô tô (showroom, đại lý, chi nhánh) và vận dụng được vào vị trí công việc ở mức độ quản lý bán hàng ô tô chuyên nghiệp (trưởng nhóm bán hàng, trưởng phòng kinh doanh…) hoặc bổ sung kiến thức cho các nhân sự cấp quản lý (kế hoạch, tài chính kế toán, quản lý…) cần có kiến thức hệ thống về hoạt động kinh doanh ô tô.

          + Kỹ năng: Thực hiện các kỹ năng liên quan đến vị trí công việc quản lý bán hàng ô tô chuyên nghiệp.

          + Thái độ: Ý thức được về vai trò và nhiệm vụ công tác ở cấp quản lý tại đơn vị kinh doanh ô tô chuyên nghiệp.

Vị trí việc làm sau khi hoàn thành chương trình đào tạo:

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên được cấp Chứng chỉ đào tạo và có năng lực để làm việc ở vị trí:

+ Trưởng nhóm bán hàng, trưởng phòng kinh doanh hoặc tương đương tại các đơn vị kinh doanh ô tô (showroom, đại lý, chi nhánh).

4. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

Số lượng môn học, mô đun: 06 (sáu)

Số lượng tín chỉ: 08 (tám)

Thời gian đào tạo: 120 giờ/ 16 ngày (lý thuyết: 32 giờ; thực hành, thực tập: 80 giờ, kiểm tra: 8 giờ)

5. Nội dung chương trình

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 01

Quản lý hoạt động kinh doanh tại Đại lý ô tô

2

30

8

20

2

MH 02

Quy trình sản xuất và lắp ráp ô tô

2

30

8

20

2

MH 03

Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian

1

15

4

10

1

MH 04

Xây dựng sự tín nhiệm và duy trì quan hệ khách hàng.

1

15

4

10

1

MH 05

Xử lý phản đối từ khách hàng

1

15

4

10

1

MH 06

Kỹ năng quản lý nhóm công tác

1

15

4

10

1

Tổng cộng

8

120

32

80

8

6. Nội dung môn học

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Nội dung môn học

 
 
 

MH 01

Quản lý hoạt động bán hàng tại Đại lý ô tô

1. Quản lý hoạt động bán hàng.

2. Quản lý hàng tồn kho.

3. Quản lý tài chính.

4. Xây dựng và quản lý KPI của nhóm bán hàng.

5. Lập và triển khai kế hoạch bán hàng.

6. Thực hành.

 

MH 02

Quy trình sản xuất và lắp ráp ô tô

1. Các quy định về lắp ráp ô tô dạng CKD.

2. Quy trình công nghệ hàn thân xe.

3. Quy trình công nghệ sơn.

4. Quy trình công nghệ lắp ráp hoàn chỉnh.

5. Quy trình kiểm định ô tô.

 

MH 03

Kỹ năng hoạch định và quản lý thời gian

1. Tầm quan trọng của việc quản lý thời gian.

2. Các nguyên tắc trong quản lý thời gian.

3. Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả.

4. Các công cụ và kỹ thuật quản trị thời gian hiệu quả.

 

MH 04

Xây dựng khách hàng trung thành và duy trì quan hệ khách hàng.

1. Tầm quan trọng của khách hàng trung thành.

2. Các nguyên tắc xây dựng khách hàng trung thành.

3. Phương pháp xây dựng khách hàng trung thành.

4. Tầm quan trọng của duy trì quan hệ khách hàng.

5. Các nguyên nhân làm mất khách hàng.

6. Phương pháp cải thiện việc duy trì mối quan hệ với khách hàng.

 

MH 05

Xử lý phản đối từ khách hàng

1. Sự chuẩn bị và tiếp nhận phản đối.

2. Tư vấn.

3. Giải quyết phản đối.

4. Ghi chép lưu trữ và các giải pháp phòng ngừa.

5. Theo dõi sau xử lý. 

 

MH 06

Kỹ năng quản lý nhóm công tác

1. Xây dựng nhóm công tác hiệu quả.

2. Cải thiện hiệu suất nhóm công tác.

3. Hiểu bản thân và hiểu người khác.

4. Đào tạo, huấn luyện

 

7. Học phí:

– Trọn khóa (đã bao gồm phí cấp Chứng chỉ): 3.200.000đồng/học viên.

(Bằng chữ: Ba triệu hai trăm ngàn đồng chẵn) 

8. Các chú ý khác: 

– Thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo có thể sắp xếp lại để thuận lợi cho việc tổ chức, quản lý nhưng phải đảm bảo logic về mặc nhận thức các kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng.

E. XỬ LÝ RUNG ĐỘNG VÀ TIẾNG ỒN TRÊN Ô TÔ

1. Tên chương trình đào tạo: XỬ LÝ RUNG ĐỘNG VÀ TIẾNG ỒN TRÊN Ô TÔ

2. Đối tượng tuyển sinh:

  • Kỹ thuật viên máy – gầm – điện có kinh nghiệm tại đơn vị dịch vụ ô tô.
  • Cán bộ quản lý kỹ thuật tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ ô tô.

3. Mục tiêu đào tạo:

+ Kiến thức: Giải thích và vận dụng được kiến thức về nguyên lý gây rung động và tiếng ồn trên ô tô và phương pháp đo đạc, xử lý.

          + Kỹ năng: Thực hiện được các kỹ năng sử dụng máy chẩn đoán để phát hiện và xử lý lỗi gây rung động và tiếng ồn trên ô tô.

4. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

Số lượng môn học, mô đun: 01 (một)

Số lượng tín chỉ: 03 (ba)

Thời gian đào tạo: 45 giờ/ 6 ngày (lý thuyết: 12 giờ; thực hành, thực tập: 30 giờ, kiểm tra: 3 giờ)

5. Nội dung chương trình

Mã MH/

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 01

Xử lý rung động và tiếng ồn trên ô tô

3

45

12

30

3

Tổng cộng

3

45

12

30

3

6. Nội dung môn học

Mã MH/

Tên môn học, mô đun

Nội dung môn học

 
 
 

MH 01

Xử lý rung động và tiếng ồn trên ô tô

1.Tổng quan về dao động, tiếng ồn trên ô tô.
2. Chẩn đoán dao động bằng thiết bị và xử lý dao động trên ô tô
3. Chẩn đoán tiếng ồn bằng thiết bị và xử lý tiếng ồn trên ô tô

 

7. Học phí:

– Trọn khóa (đã bao gồm phí cấp Chứng chỉ): 3.000.000đồng/học viên.

(Bằng chữ: Ba triệu đồng chẵn) 

8. Các chú ý khác: 

– Thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo có thể sắp xếp lại để thuận lợi cho việc tổ chức, quản lý nhưng phải đảm bảo logic về mặc nhận thức các kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng.

F. ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ

1. Tên chương trình đào tạo: ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ

2. Đối tượng tuyển sinh:

  • Kỹ thuật viên máy – gầm – điện có kinh nghiệm tại đơn vị dịch vụ ô tô.
  • Cán bộ quản lý kỹ thuật tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ ô tô.

3. Mục tiêu đào tạo:

+ Kiến thức: Giải thích và vận dụng được kiến thức về nguyên lý và ứng dụng điều khiển điện tử vào các hệ thống hiện đại trên ô tô.

          + Kỹ năng: Thực hiện được các kỹ năng sử dụng máy chẩn đoán, máy đọc xung để phát hiện và khắc phục lỗi của các hệ thống điều khiển điện tử trên ô tô.

4. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

Số lượng môn học, mô đun: 01 (một)

Số lượng tín chỉ: 03 (ba)

Thời gian đào tạo: 45 giờ/ 6 ngày (lý thuyết: 12 giờ; thực hành, thực tập: 30 giờ, kiểm tra: 3 giờ)

5. Nội dung chương trình

Mã MH/

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 01

Điều khiển điện tử trên ô tô

3

45

12

30

3

Tổng cộng

3

45

12

30

3

6. Nội dung môn học

Mã MH/

Tên môn học, mô đun

Nội dung môn học

 
 
 

MH 01

Điều khiển điện tử trên ô tô

1. Cơ bản về điều khiển điện tử trên ô tô.
2. Các cổng logic cơ bản
3. Cảm biến, bộ thừa hành và bộ điều khiển.
4. Thực hành sử dụng máy chẩn đoán và máy đọc xung.

5. Thực hành lắp và kiểm tra hệ thống điều khiển

 

7. Học phí:

– Trọn khóa (đã bao gồm phí cấp Chứng chỉ): 3.000.000đồng/học viên.

(Bằng chữ: Ba triệu đồng chẵn) 

8. Các chú ý khác: 

– Thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo có thể sắp xếp lại để thuận lợi cho việc tổ chức, quản lý nhưng phải đảm bảo logic về mặc nhận thức các kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng.

G. MẠNG GIAO TIẾP TRÊN Ô TÔ

1. Tên chương trình đào tạo: MẠNG GIAO TIẾP TRÊN Ô TÔ

2. Đối tượng tuyển sinh:

  • Kỹ thuật viên máy – gầm – điện có kinh nghiệm tại đơn vị dịch vụ ô tô.
  • Cán bộ quản lý kỹ thuật tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ ô tô.

3. Mục tiêu đào tạo:

+ Kiến thức: Giải thích và vận dụng được kiến thức về nguyên lý trao đổi thông tin và điều khiển giữa các hệ thống, thiết bị thông qua mạng giao tiếp trên ô tô.

+ Kỹ năng: Thực hiện được các kỹ năng sử dụng máy chẩn đoán để phát hiện và xử lý lỗi do giao tiếp mạng trên ô tô.

4. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

Số lượng môn học, mô đun: 01 (một)

Số lượng tín chỉ: 03 (ba)

Thời gian đào tạo: 45 giờ/ 6 ngày (lý thuyết: 12 giờ; thực hành, thực tập: 30 giờ, kiểm tra: 3 giờ)

5. Nội dung chương trình

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 01

Mạng giao tiếp trên ô tô

3

45

12

30

3

Tổng cộng

3

45

12

30

3

6. Nội dung môn học

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Nội dung môn học

 
 
 

MH 01

Mạng giao tiếp trên ô tô

1. Tổng quan về giao tiếp mạng trên ô tô.
2. Mạng kết nối các bộ điều khiển CAN (Controller Area Network)
3. Mạng liên kết cục bộ LIN (Local Interconnect Network).
4. Thực hành chẩn đoán mạng giao tiếp trên ô tô.

 

7. Học phí:

– Trọn khóa (đã bao gồm phí cấp Chứng chỉ): 3.000.000đồng/học viên.

(Bằng chữ: Ba triệu đồng chẵn) 

8. Các chú ý khác: 

– Thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo có thể sắp xếp lại để thuận lợi cho việc tổ chức, quản lý nhưng phải đảm bảo logic về mặc nhận thức các kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng.