Ngành nghề đào tạo – chuẩn đầu ra
1/ Nghề Khoa học cây trồng trình độ Cao đẳng và Trung cấp
Trình độ Cao đẳng
- Giới thiệu về ngành, nghề
Khoa học cây trồng trình độ cao đẳng là ngành, nghề nghiên cứu ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác các loại cây trồng và các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của nghề bao gồm từ sản xuất giống cây trồng, trồng, chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch, sơ chế, bảo quản đến chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật….
Người làm nghề Khoa học cây trồng có thể làm việc tại các nông hộ, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan đơn vị hành chính, sự nghiệp, các công ty giống cây trồng, các doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm, trung tâm dịch vụ, các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực khoa học cây trồng.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2150 giờ (tương đương 78 tín chỉ)
Thời gian đào tạo: 24 tháng
- Kiến thức
– Trình bày được các kiến thức cơ sở của ngành Khoa học cây trồng như: sinh lý thực vật, thực vật học, di truyền thực vật, vi sinh vật, khí tượng nông nghiệp, giống cây trồng…
– Trình bày được các nguyên lý cơ bản trong sản xuất giống cây trồng như: bảo tồn, khai thác nguồn gen, các nguyên lý chọn tạo giống cây trồng, khảo nghiệm và nhân giống cây trồng;
– Trình bày được kiến thức về các loại phân bón và cách bón phân;
– Mô tả được các bước trong quy trình kỹ thuật canh tác các loại cây trồng nông nghiệp;
– Phân tích được các biện pháp bảo vệ cây trồng;
– Trình bày được các nguyên lý cơ bản, phương pháp trong thu hoạch, sơ chế, bảo quản nông sản;
– Trình bày được kiến thức cơ bản về chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp;
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Kỹ năng
– Ứng dụng được các phương pháp chọn tạo và nhân giống thích hợp cho từng loại cây trồng;
– Sử dụng các loại phân bón hiệu quả, linh hoạt phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và đối tượng cây trồng;
– Thực hiện và hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật canh tác các loại cây trồng nông nghiệp;
– Vận dụng linh hoạt các biện pháp bảo vệ thực vật: kỹ thuật canh tác, sinh học, vật lý, hóa học và quản lý dịch hại tổng hợp;
– Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, bảo quản nông sản;
– Thực hiện được các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật;
– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Mức độ tự chủ và trách nhiệm
– Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng Pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;
– Trung thực, có ý thức kỷ luật cao, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao;
– Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn;
– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
Trình độ Trung cấp
- Giới thiệu về ngành, nghề
Khoa học cây trồng trình độ cao đẳng là ngành, nghề nghiên cứu ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác các loại cây trồng và các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của nghề bao gồm từ sản xuất giống cây trồng, trồng, chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch, sơ chế, bảo quản đến chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật….
Người làm nghề Khoa học cây trồng có thể làm việc tại các nông hộ, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan đơn vị hành chính, sự nghiệp, các công ty giống cây trồng, các doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm, trung tâm dịch vụ, các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực khoa học cây trồng.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1440 giờ (tương đương 52 tín chỉ)
Thời gian đào tạo: 12 tháng
- Kiến thức
– Trình bày được các kiến thức cơ sở của ngành Khoa học cây trồng như: sinh lý thực vật, thực vật học, di truyền thực vật, vi sinh vật, khí tượng nông nghiệp, giống cây trồng…;
– Trình bày được quy trình sản xuất giống cây trồng;
– Mô tả được đặc điểm và cách sử dụng của các loại phân bón;
– Mô tả được các bước trong quy trình kỹ thuật canh tác các loại giống cây trồng nông nghiệp;
– Trình bày được các biện pháp bảo vệ cây trồng;
– Trình bày được các kiến thức trong thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm cây trồng;
– Trình bày được kiến thức cơ bản về chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp;
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Kỹ năng
– Thực hiện kế hoạch, thuyết trình, giải quyết những vấn đề thực tế trong sản xuất dưới sự hướng dẫn của người khác;
– Áp dụng được một số kiến thức cơ sở của ngành Khoa học cây trồng như: sinh lý thực vật, khí tượng nông nghiệp, giống cây trồng nông nghiệp, … để hiểu biết và thực hiện các biện pháp kỹ thuật, quy trình sản xuất;
– Thực hiện được một số phương pháp chọn tạo và nhân giống thích hợp cho một số loại cây trồng;
– Sử dụng được các loại phân bón phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và đối tượng cây trồng;
– Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật canh tác các loại cây trồng nông nghiệp;
– Sử dụng được các biện pháp kỹ thuật canh tác, sinh học, vật lý, hóa học trong bảo vệ thực vật;
– Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, bảo quản nông sản;
– Thực hiện được các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật;
– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Mức độ tự chủ và trách nhiệm
– Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng Pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;
– Trung thực, có ý thức kỷ luật cao, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao;
– Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn;
– Có khả năng làm việc độc lập, trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với công việc của nhóm;
– Có khả năng làm việc theo nhóm, giải quyết công việc dưới sự hướng dẫn của người khác.
2/ Nghề Công nghệ chế biến thực phẩm trình độ Cao đẳng và Trung cấp
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
- Giới thiệu chung về ngành, nghề
“Công nghệ chế biến thực phẩm” trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề trực tiếp thực hiện tiếp nhận và bảo quản nguyên vật liệu, các vị trí công nghệ trong dây chuyền sản xuất đến tiếp nhận và bảo quản sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và quản lý sản xuất để sản xuất các sản phẩm như chuối sấy, bột chuối, nước trái cây cô đặc, nước trái cây đóng chai… đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Vị trí việc làm của nghề tại các cơ sở chế biến thực phẩm và nghiên cứu phát triển các sản phẩm trong các viện nghiên cứu hay cơ quan quản lý Nhà nước về thực phẩm, trong môi trường làm việc bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động.
Điều kiện làm việc của nghề là tham gia trực tiếp sản xuất, tiếp xúc với các thiết bị, máy như máy trộn, máy cắt, các thiết bị gia nhiệt và các nguyên liệu như đường, sữa… theo yêu cầu đặc thù công nghệ và yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm.
Để thực hiện công việc, người lao động phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề, tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, người lao động phải thường xuyên rèn luyện nâng cao kỹ năng nghề, cập nhật công nghệ, làm chủ thiết bị, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa; xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng và sức khỏe người tiêu dùng.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.150 giờ (tương đương 78 tín chỉ).
Hời gian đào tạo: 24 tháng
- Kiến thức
– Giải thích được vai trò, tính chất, thành phần hóa học của nguyên vật liệu và ảnh hưởng của chúng đến công nghệ, cũng như chất lượng sản phẩm;
– Trình bày được quy trình công nghệ và mô tả được các điều kiện kỹ thuật trong chế biến thực phẩm;
– Phân tích được nguyên nhân các sự cố và cách khắc phục sự cố trong chế biến thực phẩm;
– Mô tả được nguyên lý hoạt động, đặc tính kỹ thuật, quy trình vận hành máy, thiết bị và nguyên tắc an toàn lao động trong quá trình chế biến thực phẩm;
– Trình bày được các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong sản xuất;
– Mô tả được các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO, HACCP, GMP;
– Giải thích được vai trò của an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong chế biến thực phẩm;
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Kỹ năng
– Lựa chọn được nguyên liệu đáp ứng yêu cầu công nghệ và chất lượng sản phẩm;
– Thành thạo các thao tác trong từng công đoạn của quy trình chế biến thực phẩm
– Phát hiện được các sự cố và có biện pháp khắc phục kịp thời trong từng công đoạn của quy trình chế biến thực phẩm;
– Kiểm tra được các thông số kỹ thuật và vận hành an toàn các hệ thống thiết bị trong dây chuyền chế biến thực phẩm;
– Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, thiết bị kiểm tra trên dây chuyền sản xuất;
– Kiểm tra và đánh giá được chất lượng nguyên liệu chế biến thực phẩm, bán thành phẩm và sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
– Ứng dụng được công nghệ mới và hệ thống quản lý chất lượng HACCP, ISO22000, GMP vào trong sản xuất, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm;
– Tổ chức thực hiện được các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động trong quá trình chế biến thực phẩm;
– Thực hiện thành thạo quá trình vệ sinh thiết bị, nhà xưởng và xử lý rác thải định kỳ theo đúng quy trình;
– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Mức độ tự chủ và trách nhiệm
– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
– Áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu một cách hiệu quả và thân thiện với môi trường;
– Thực hành tiết kiệm và sử dụng nguyên vật liệu một cách bền vững về môi trường;
– Phát huy sáng tạo, luôn tìm tòi và phát hiện ra các khía cạnh mới của vấn đề, chủ động giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
– Tuân thủ các quy định của nhà máy, quy định về an toàn thực phẩm, an toàn lao động.
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
- Giới thiệu chung về ngành, nghề
“Công nghệ chế biến thực phẩm” trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề trực tiếp thực hiện tiếp nhận và bảo quản nguyên vật liệu, các vị trí công nghệ trong dây chuyền sản xuất đến tiếp nhận và bảo quản sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và quản lý sản xuất để sản xuất các sản phẩm như chuối sấy, bột chuối, nước trái cây cô đặc, nước trái cây đóng chai… đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Điều kiện làm việc của nghề là môi trường có nhiệt độ cao, tiếp xúc với các máy trộn, máy cắt, thiết bị tạo hình, các thiết bị gia nhiệt,… theo yêu cầu đặc thù công nghệ và yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm. Vì vậy, người hành nghề cần phải cẩn thận, thao tác đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.
Để thực hiện công việc, người lao động phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề, tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, người lao động phải thường xuyên rèn luyện nâng cao kỹ năng nghề, cập nhật công nghệ, làm chủ thiết bị đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa; xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng và đam mê nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
Thời gian đào tạo: 12 tháng
- Kiến thức
– Mô tả được vai trò, tính chất, thành phần của nguyên vật liệu và ảnh hưởng của nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm;
– Trình bày được quy trình công nghệ và các điều kiện kỹ thuật trong chế biến thực phẩm;
– Mô tả được nguyên lý hoạt động, đặc tính kỹ thuật và quy trình vận hành an toàn máy và thiết bị trong quá trình chế biến thực phẩm;
– Liệt kê được nguyên nhân các sự cố và cách khắc phục trong chế biến thực phẩm;
– Mô tả được các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong sản xuất;
– Trình bày được vai trò của an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất
– Trình bày được các kiến thức về ngoại ngữ theo quy định và ứng dụng ngoại ngữ vào công việc chuyên môn;
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Kỹ năng
– Lựa chọn được nguyên liệu đáp ứng yêu cầu công nghệ và chất lượng sản phẩm;
– Thực hiện được các thao tác trong các công đoạn của quy trình chế biến thực phẩm;
– Phát hiện và xử lý được các sự cố đơn giản trong quá trình sản xuất;
– Kiểm tra được các thông số kỹ thuật và vận hành an toàn các hệ thống thiết bị trong dây chuyền chế biến thực phẩm;
– Sử dụng được các dụng cụ đo, kiểm tra thiết bị trên dây chuyền sản xuất;
– Thực hiện được công tác vệ sinh thiết bị định kỳ theo đúng quy trình;
– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Mức độ tự chủ và trách nhiệm
– Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
– Có tác phong công nghiệp, có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh;
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;
– Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện;
– Thực hành tiết kiệm và sử dụng nguyên vật liệu một cách bền vững về môi trường;
– Tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, an toàn lao động.
– Chịu trách nhiệm chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
3/ Nghề Trồng cây ăn trái theo hướng công nghiệp trình độ Sơ cấp
- Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật trồng cây ăn trái theo hướng công nghiệp trình độ sơ cấp là ngành, nghề đào tạo các nội dung về: trồng, sản xuất cây ăn trái theo hướng công nghiệp với quy trình từ trồng bằng giống nuôi cây mô hoặc giống ghép cho đến thu hoạch, đóng gói, bảo quản, xuất khẩu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học nhằm tăng năng suất và chất lượng theo hướng nông nghiệp sạch, bền vững, đáp ứng yêu cầu bậc 2 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các nhiệm vụ của nghề bao gồm từ việc chăm sóc cây giống tại vườn ươm cho đến trồng, chăm sóc, thu hoạch, đóng gói và bảo quản các sản phẩm trái cây như chuối già Nam Mỹ, Xoài, Mít, Dứa với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào canh tác.
Người làm nghề Kỹ thuật trồng cây ăn trái theo hướng công nghiệp có thể làm việc trong các nông trại sản xuất cây ăn trái, trung tâm nghiên cứu cây ăn trái, các cơ sở bảo quản và chế biến cây ăn trái.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 300 giờ (tương đương 12 tín chỉ)
Thời gan đào tạo: 3 tháng (01 tháng lý thuyết và 02 tháng thực hành tại các nông trường của THAGRICO
- Kiến thức
– Trình bày được các tiêu chuẩn của GAP và Organics trong sản xuất một số loại cây ăn trái;
– Mô tả được các phương pháp tưới tiêu hợp lý theo hướng công nghệ cao;
– Trình bày được các quy trình sản xuất, thu hoạch, đóng gói và bảo quản sản phẩm cây ăn trái theo hướng công nghiệp;
– Trình bày được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh trong sản xuất nông nghiệp;
- Kỹ năng
– Chăm sóc được các giống cây ăn trái trong vườn ươm;
– Chăm sóc được các cây ăn trái ở các lô trồng theo đúng quy trình kỹ thuật. trong vườn ươm Chuẩn bị được đất và giá thể để sản xuất rau, hoa theo hướng công nghệ cao;
– Thực hiện được công việc thu hoạch, đóng gói và bảo quản theo đúng quy trình kỹ thuật.
– Vận hành được hệ thống tưới tiêu theo hướng công nghệ cao;
– Vận hành được các loại nhà kính, nhà lưới và hệ thống thiết bị kèm theo;
– Sử dụng được các vật dụng, dụng cụ và thiết bị trong và ngoài phòng thí nghiệm phục vụ cho sản xuất rau, hoa công nghệ cao;
- Mức độ tự chủ và trách nhiệm
– Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;
– Trung thực và có tính kỷ luật cao, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao;
– Có ý thức trách nhiệm công dân, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, kỹ năng lao động nghề nghiệp, có khả năng làm việc theo nhóm;
– Có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và luôn cập nhật thông tin.
– Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;
– Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
– Có khả năng đánh giá chất lượng, kết quả công việc của bản thân và một phần của nhóm sau khi hoàn thành công việc được giao;
– Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất.
4/ Nghề Chăn nuôi gia súc, gia cầm trình độ Sơ cấp
- Giới thiệu chung về ngành, nghề
Chăn nuôi trình độ trung cấp là nghề sản xuất tạo ra các loại sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu bậc 2 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc chủ yếu của nghề bao gồm: Chăm sóc con giống, chăm sóc, vỗ béo các loại gia súc, gia cầm.
Người làm nghề chăn nuôi thường làm việc tại các công ty chăn nuôi; công ty giống vật nuôi; cơ sở ấp trứng gia cầm; các trang trại chăn nuôi; các hợp tác xã chăn nuôi; tự tạo việc làm.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 300 giờ tương đương với 12 tín chỉ
Thời gian đào tạo: 3 tháng (01 tháng lý thuyết và 02 tháng thực hành tại các trang trại chăn nuôi của THAGRICO
- Kiến thức
– Mô tả được cấu tạo, chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể động vật;
– Trình bày được đặc điểm các giống vật nuôi;
– Trình bày được tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm;
– Trình bày được các bước phối hợp khẩu phần ăn và cách cho gia súc, gia cầm ăn;
– Trình bày được cách sử dụng các loại thức ăn, phương pháp chế biến, bảo quản và quản lý thức ăn chăn nuôi;
– Trình bày được quy trình trồng và chăm sóc được các loại cây thức ăn;
– Trình bày được các bước công việc trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi (bò, lợn, gia cầm);
– Trình bày được các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi tránh ô nhiễm môi trường;
– Trình bày được các bước công việc trong quy trình ấp trứng nhân tạo gia cầm;
– Trình bày được quy trình phòng và trị bệnh cho một đàn vật nuôi;
- Kỹ năng
– Chuẩn bị được chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật;
– Thực hiện được các công việc sử dụng thức ăn, chế biến và quản lý thức ăn cho gia súc gia cầm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
– Thực hiện được các bước công việc trong quy trình trồng và chăm sóc cây thức ăn chăn nuôi;
– Thực hiện được các bước công việc trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi đạt yêu cầu kỹ thuật;
– Thực hiện được quy trình phòng bệnh cho đàn vật nuôi hiệu quả;
– Thực hiện được các bước công việc trong quy trình xử lý chất thải chăn nuôi đạt yêu cầu kỹ thuật;
– Thực hiện được các bước công việc trong quy trình ấp trứng gia cầm đạt yêu cầu kỹ thuật;
I. CAO ĐẲNG KHOA HỌC CÂY TRỒNG
1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Sản xuất giống cây trồng;
– Sử dụng phân bón;
– Canh tác cây trồng;
– Bảo vệ thực vật;
– Thu hoạch, sơ chế, bảo quản nông sản;
– Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
2. Khả năng học tập nâng cao trình độ
– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Khoa học cây trồng trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
II. TRUNG CẤP KHOA HỌC CÂY TRỒNG
1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Sản xuất giống cây trồng;
– Sử dụng phân bón;
– Canh tác cây trồng;
– Bảo vệ thực vật;
– Thu hoạch, sơ chế, bảo quản nông sản;
– Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
2. Khả năng học tập nâng cao trình độ
– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Khoa học cây trồng trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
III. CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Chế biến nước trái cây cô đặc;
– Chế biến nước giải khát từ trái cây;
– Sản xuất trái cây sấy khô, bột trái cây
– Kiểm soát chất lượng – QC (Quality control);
– Đảm bảo chất lượng – QA (Quality assurance);
– Quản lý sản xuất;
– Marketing sản phẩm.
2. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề chế biến thực phẩm, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
IV. TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Chế biến nước trái cây cô đặc;
– Chế biến nước giải khát từ trái cây;
– Sản xuất trái cây sấy khô, bột trái cây
– Quản lý sản xuất;
– Marketing sản phẩm.
2. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề chế biến thực phẩm, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
V. SƠ CẤP KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP
1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Chăm sóc cây giống nuôi cấy mô, cây giống ghép tại vườn ươm;
– Thực hiện các tiêu chuẩn của quy trình kỹ thuật trong sản xuất cây ăn trái;
– Thực hiện và vận hành hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa;
– Thực hiện quy trình đóng gói trái cây đúng tiêu chuẩn phân loại;
– Bảo quản trái cây.
2. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật trồng cây ăn trái theo hướng công nghiệp trình độ sơ cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
VI. SƠ CẤP KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP
1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi;
– Ấp trứng nhân tạo;
2. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chăn nuôi gia súc, gia cầm trình độ sơ cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.